Khi chúng ta còn trẻ, còn sức khỏe, ta tự chăm sóc mình rất tốt và không cần phải nhờ ai hỗ trợ. Thế nhưng khi về già, sức khỏe suy giảm, ai cũng cần có một điểm tựa cho mình. Vậy về già, điểm tựa nào là vững chắc nhất?
Dựa vào chính mình
Trong cuộc đời này dựa vào chính mình chính là điểm tựa to lớn nhất bởi chẳng có điểm tựa nào có thể ở bên bạn mãi mãi ngoài chính bạn. Bởi thế, dù trong hoàn cảnh nào dù cuộc sống còn có những khó khăn nhưng bạn chính là điểm tựa vững vàng nhất của cuộc đời mình. Bởi vậy, bạn hãy chủ động dựa vào chính mình. Đừng bao giờ để mình yếu đuối gục ngã buông xuôi bản thân. Bạn luôn cần phải biết chăm sóc bản thân mình thật tốt. Đồng thời, cần có những kế hoạch về tài chính cũng như những dự liệu khác cho tuổi già của mình ngay từ khi còn trẻ. Bởi vì chẳng có ai thương bạn bằng chính bạn nên đừng quá trông chờ vào sữ giúp đỡ của người khác kẻ cả con cháu.
Anh chị em
Anh chị em ít nhất cũng đáng tin cậy hơn người ngoài không có quan hệ huyết thống, trừ khi bạn đạt được mối quan hệ thân tình với người ngoài. Nhưng thường trong giai đoạn cuối của cuộc đời, bạn sẽ nhận ra rằng ngay cả một người bạn tâm giao cũng khó tìm được. Khi thực sự đến lúc cần giúp đỡ khẩn cấp, chắc hẳn anh chị em trong gia đình sẽ đứng ngồi không yên và họ sẽ có phương án hỗ trợ kịp thời.
Vào tuổi xế chiều, cha mẹ cũng đã qua đời, nếu may mắn còn có anh chị em thì ít nhất bạn cũng sẽ không cảm thấy cô đơn, rốt cuộc thì trên đời mình vẫn còn người ruột thịt. Cho dù họ thực sự không thể giúp gì được cho bạn về vật chất, thì chỉ cần chỉ cần có thể gặp gỡ, thường xuyên trò chuyện thì bạn vẫn có người giãi bài tâm sự.
Gia đình, bạn bè và anh chị em có thể là chỗ duy nhất mà chúng ta dựa vào khi bước vào tuổi già. Chúng ta không cần phải đặt nặng và suy nghĩ quá nhiều về những vấn đề trong quá khứ hay cảm giác phiền lụy tới người xung quanh. Bởi vì chúng ta càng nghĩ nhiều thì tổn hại cho bản thân càng lớn.
Bạn thân cùng hoàn cảnh
Việc đối mặt với tuổi xế chiều dường như thật khó khăn đối với không ít người. Những điều đã qua dù có tiếc nuối thế nào đi nữa thì chẳng thể lấy lại được, nên chúng ta hãy tập chung cho cuộc sống trong hiện tại. Nhất là khi bạn phải chống chọi với tuổi già đang đến khi người vợ bên mình không còn nữa, có lẽ một thái độ tích cực hơn sẽ giúp ích cho bạn.
Và việc xây dựng thái độ tích cực sẽ dễ dàng hơn nếu bạn tìm hiểu về những điều đang chờ đợi ở phía trước và quan tâm chăm sóc bản thân mình. Bạn cần phải rõ ràng và cụ thể, nhất là trong việc xác định điều gì khiến bạn sợ hãi sẽ giúp bạn đương đầu với nó.
Ngoài người thân, gia đình con cái bạn hoàn toàn có thể tạo dựng những mối quan hệ xã hội tốt. Những người bạn già cũng cảnh neo đơn như mình. Đôi bên cùng chăm sóc giúp đỡ lẫn nhau cuộc sống vốn là như vậy, ta giúp người và người cũng giúp ta. Bạn vừa có những niềm vui khi có người chia sẻ, vừa không cảm thấy cô đơn trước tuổi xế chiều.
Về già làm gì để luôn khỏe mạnh và hạnh phúc?
Duy trì kết nối bạn bè
Sau khi nghỉ hưu, vòng tròn quan hệ xã hội và bạn bè của người lớn tuổi dần hẹp lại. Nếu chỉ quẩn quanh trong nhà và tập trung vào việc trông nom các cháu, làm việc nhà thì người già sẽ rất cô đơn. Thực tế, người già rất sợ sự cô độc và neo đơn. Không chỉ vậy, nỗi cô đơn còn là “mối hiểm họa” làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, béo phì, trầm cảm, Alzheimer… Ngoài ra, thiếu vắng bạn bè còn làm người già mắc chứng lo lắng và căng thẳng thường trực, làm chất lượng giấc ngủ kém đi, cũng như hình thành các thói quen có hại cho sức khỏe như hút thuốc, rượu bia.
Để ngăn chặn những nguy cơ bệnh tật kể trên, người lớn tuổi cần duy trì kết nối bạn bè bằng nhiều cách. Đơn cử là tham gia câu lạc bộ (như dưỡng sinh, chơi nhạc cụ…), hoạt động thiện nguyện, du lịch cùng bạn bè để vừa vận động thể chất, chiêm ngưỡng cảnh đẹp, vừa gặp gỡ bạn bè. Ngoài ra, sử dụng mạng xã hội cũng giúp người lớn tuổi giữ liên lạc với người thân và bạn bè. Nhờ vậy, người già sẽ tìm được nhiều niềm vui, đồng thời cải thiện sức khỏe thể chất đáng kể.
Biết giữ gìn sức khỏe bản thân
Sức khỏe là tài sản vô giá quyết định mức độ hạnh phúc tuổi già. Có thể thấy, việc chăm sóc sức khỏe không chỉ là cách đối xử tốt nhất với bản thân mà còn là với gia đình, con cái và xã hội. Nếu có sức khỏe tốt thì bạn sẽ giữ được thế chủ động trong cuộc sống, không cần phụ thuộc quá nhiều vào sự giúp đỡ của con cái, người thân. Hơn nữa, thể chất tốt cũng góp phần cải thiện sức khỏe tinh thần.
Vì thế khi đến độ tuổi U50, bạn cần quan tâm nhiều hơn đến tình trạng cơ thể bắt đầu có dấu hiệu sa sút. Kèm theo đó là những tiềm tàng bệnh tật lâu năm càng lộ diện rõ hơn. Chẳng hạn như thói quen hút thuốc, uống rượu ở nam giới trong thời gian dài là nguồn gốc cho các căn bệnh liên quan đến gan, phổi, thận. Với phụ nữ, tình trạng suy giảm nội tiết tố do mãn kinh bắt đầu xuất hiện.
Đó là lý do người lớn tuổi nên duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh và ăn uống khoa học đảm bảo đủ 4 nhóm dưỡng chất cần thiết (đạm, bột, chất béo, vitamin và chất khoáng). Bên cạnh đó, theo khuyến cáo của Bộ Y Tế, người tuổi U50 nên cắt giảm các chất béo từ động vật để tránh tình trạng tăng Cholesterol và nguy cơ mắc bệnh về tim mạch. Ngoài ra, khám sức khỏe định kỳ cũng là việc rất cần thiết để tầm soát phát hiện sớm các căn bệnh mãn tính.
Cải thiện sức khỏe tinh thần
Ngoài thể chất giảm sút, sức khỏe tinh thần ở độ tuổi ngũ tuần cũng cần được cải thiện. Bên cạnh cảm giác cô đơn, người già còn dễ cảm thấy chán nản, không tìm được động lực và niềm vui trong cuộc sống thường nhật. Theo đó, các chuyên gia tâm lý khuyên người tuổi U50 nên tham gia các hoạt động thể thao, giải trí lành mạnh, tìm hiểu một lĩnh vực mới, theo đuổi sở thích và đam mê có sẵn… Ngoài ra, người cao tuổi nên hạn chế đọc nhiều tin tức tiêu cực, thay vào đó nên xem những tin thường thức nhẹ nhàng.
Quan trọng hơn, tạo thói quen tự tìm kiếm niềm vui từ những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống sẽ giúp tâm trạng người lớn tuổi thấy thoải mái hơn. Càng đơn giản sự thỏa mãn với cuộc sống thì hạnh phúc tuổi già càng trở nên viên mãn. Nhờ đó những nỗi buồn phiền, mối bận tâm không đáng có cũng được giảm tải đáng kể. Để làm được như thế, bạn nên tìm niềm vui khi tự do làm điều mình thích, cảm nhận từng khoảnh khắc gia đình sum vầy, tạo hy vọng cho những ngày mới sẽ đến. Bên cạnh đó, trò chuyện và chia sẻ với người thân, duy trì tình cảm gia đình gắn kết sẽ ươm mầm cho cảm giác bình yên cho tuổi già.