Vì sao chi phí sống ở Hà Nội đắt đỏ hơn TP.HCM?

15:49, Thứ ba 06/04/2021

( PHUNUTODAY ) - Theo Chỉ số Giá sinh hoạt theo không gian năm 2020 của các địa phương trên cả nước, Hà Nội có chỉ số giá sinh hoạt cao nhất và đứng top thứ 2 là TP,.HCM.

Thông tin trên Pháp luật và bạn đọc, Tổng cục Thống kê đã đưa ra báo cáo Chỉ số Giá sinh hoạt theo không gian năm 2020 của các địa phương trên cả nước. Theo đó, Hà Nội đứng thứ nhất trong báo cáo với chỉ số giá sinh hoạt (SCOLI) là 100%, đứng thứ hai sau Hà Nội là TP.HCM với con số 99,05%.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Lý giải cho điều này, Tổng cục Thống kê cho biết, nguyên nhân đến từ việc tăng giá nhóm hàng văn hóa, giải trí, du lịch, giá thuê nhà ở tầng cao. Các tỉnh có mức giá sinh hoạt thấp hơn phần lớn do các mặt hàng trong nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, may mặc, mũ nón, giày đép, nhà ở thuê, thiết bị và đồ dùng gia đình, giao thông, bưu chính viễn thông, dịch vụ giáo dục, dịch vụ vui chơi giải trí có mức thấp.

Mặc dù, một số nhóm hàng của TP.HCM có mức giá bình quân cao hơn Hà Nội như giáo dục, may mặc, nhà ở, điện nước,... Cụ thể: Giáo dục bằng 105,43% chủ yếu do học phí ở các trường dân lập và dạy nghề cao hơn Hà Nội; may mặc, mũ nón, giày dép bằng 101,26%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng bằng 102,03%. Song, nhiều nhóm hàng tại TP.HCM lại có mức giá bình quân thấp hơn Hà Nội như hàng ăn và dịch vụ ăn uống, dịch vụ y tế, văn hóa, giải trí,...

Mặt hàng ăn và dịch vụ ăn uống bằng 98,21%; đồ uống, thuốc lá bằng 97,33%; thiết bị và đồ dùng gia đình bằng 98,12%; thuốc và dịch vụ y tế bằng 97,43%; giao thông bằng 97,31%; bưu chính viễn thông bằng 96,23%; văn hóa, giải trí và du lịch bằng 97,63%; hàng hóa và dịch vụ khác 95,83%.

Sự chênh lệch trên khiến chỉ sổ giá sinh hoạt của TP.HCM đứng thư 2 sau thủ đô Hà Nội.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Năm 2015, nói về sự chênh lệch giá của TP.HCM và Hà Nội, ông Vũ Vĩnh Phú- Chủ tịch Hiệp hội các siêu thị ở Hà Nội chia sẻ trên Zing, về khách quan, Hà Nội được biết đến là một đô thị rất lớn so với TP.HCM. Hà Nội cũng hầu như không sản xuất hàng hóa. Hơn nữa, hàng hóa tại đây cũng thường ngon nhất, tốt nhất và sản vật thường tập trung tại địa bàn này.

Bên cạnh đó, theo ông Phú, nguồn hàng của Hà Nội như ráu, củ, quả,... thường từ phía Nam đổ về. Chi phí vận chuyển những mặt hàng như vậy đã cộng thêm mấy phấn trăm, khiến giá đến tay người tiêu dùng bị đội lển.

Về chủ quan, theo ông, hệ thống phân phối của Hà Nội rất kém. Việc mua bán hàng hóa Hà Nội không hình thành chợ đầu mối như TP HCM, nhiều khâu, qua nhiều thương lái nên cộng thêm khoảng 10% vào hàng hóa.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Minh Tú