Vì sao năm nay nên làm lễ cúng Táo quân vào 22 tháng Chạp?

( PHUNUTODAY ) - Thông thường cứ vào ngày 23 tháng Chạp sẽ cúng ông Công ông Táo, vậy nhưng có rất nhiều người cho rằng vào năm 2018 nay nên cúng vào ngày 22 tháng Chạp? Vậy ý kiến nào đúng? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!

Cúng ông Công ông Táo trước 1 ngày có được không?

Theo quan niệm truyền thống dân gian Việt Nam lưu truyền từ bao đời nay, cứ nhằm ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm, Táo quân lại cưỡi cá chép bay về thiên đình để trình báo mọi việc của gia đình dưới hạ giới xảy ra trong một năm với Ngọc hoàng. Vì thế mà có lễ cúng ông Công ông Táo về chầu trời.

Dân gian cho rằng, mỗi năm chỉ duy nhất một ngày Ngọc hoàng nghe các Táo báo cáo. Táo quân nào lên thiên đình sớm thì cũng phải đợi ngày thiết triều. Táo quân lên muộn thì đã bãi triều rồi nên không gia đình nào cúng sau 23 tháng Chạp.

Ngày nay, trong thời kỳ hiện đại, các gia đình đi làm công sở cả ngày hoặc vướng bận chuyện công việc,… nên khó có thể thu xếp thời gian để cúng đúng ngày.

2.nhung-le-vat-can-chuan-bi-trong-ngay-23-thang-chap-phunutoday.vn
 

Các chuyên gia phong thủy cho rằng, tùy theo điều kiện thời gian mà mỗi gia đình có thể chọn ngày, giờ cúng khác nhau. Các gia đình có thể cúng ông Táo trước 1-2 ngày đều được, nhưng tốt nhất nên cúng trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Tuy nhiên, thời điểm tốt nhất có thể tiến hành cúng bắt đầu từ trưa hoặc tối ngày 22 tháng Chạp để ông Táo thảnh thơi về chầu trời. Bởi họ quan niệm, đợi đến 23 nhà nào cũng cúng nên sợ ông Táo “tắc đường” không về kịp thiên đình. Việc cúng này tùy theo gia cảnh của mỗi gia đình và quan trọng là sự thành tâm, không nên quá câu nệ, rườm rà mà mất đi ý nghĩa tốt đẹp và cái tâm hướng thiện của mình

Có nên cúng ông công ông táo vào ngày 23 tháng Chạp?

Lễ cúng Táo quân năm nay phù hợp vào ngày 22 tháng Chạp. Tất nhiên, đây là quan điểm của các chuyên gia trong lĩnh vực tâm linh, còn với các gia đình thì tuỳ điều kiện thực tế, không nên quá khắt khe.

Lễ hóa thần hồng là gì?

Theo ông Tam Nguyên (chuyên gia tư vấn phong thủy cao cấp, Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Phong thủy Tam Nguyên), lễ hoán thần hồng ngày nay nhiều gia đình không biết là lễ gì.

Ông Nguyên cho hay, lễ hóa thần hồng là dịp lễ mang toàn bộ vàng mã trên ban thờ, những bùa, phù chú bình an - tài lộc, thái tuế phù, lệnh bài, tranh ảnh có ghi niên hiệu của năm cũ xuống và hóa hết. 2 khối vàng hoa xanh - đỏ (1000 vàng mỗi loại), và những cành vàng lá ngọc, vàng nén, vàng lá… đặt trên ban thờ gia tiên cũng xin phép dỡ xuống và hóa hết. Những đồ thờ cúng không dùng đến cũng được thay mới, hoặc hóa, thả ra sông, hồ.

Nói chung, tất cả những cái gì liên quan tới niên hiệu năm cũ đều được bỏ ra hóa vàng dịp lễ này.

Để làm lễ này, trước khi gỡ bỏ những thứ trên xuống các cụ xưa thường làm lễ tạ thần – với ý nghĩa là tạ ơn các vị thần năm cũ trước khi các ngài chuẩn bị mãn nhiệm kỳ, để gia chủ chuẩn bị cung nghinh vị thần Thái tuế đương niên mới.

Lễ này cũng là tạ ơn các vị thần năm qua đã gia tăng thêm tài lộc, giúp đỡ cho gia đình cả năm qua để tai ách không đến, gia đạo bình an, sức khỏe tốt.

Theo tính toán của ông Tam Nguyên, lễ hóa thần hồng tùy điều kiện và thời gian của từng gia đình mà làm cho phù hợp, nhưng tốt nhất có thể làm từ ngày 10, 13, 19, 21 tháng Chạp. Nếu hóa còn sót có thể tới lễ Táo quân hóa nốt.

Lễ hoán thần hồng chỉ làm trong tháng 12 âm lịch.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link