Vì sao tháng 12 Âm lịch lại được gọi là tháng Chạp, hay tháng Củ Mật?

( PHUNUTODAY ) - Đã bao giờ bạn tự hỏi vì sao tháng 12 âm lịch hàng năm người ta đều gọi là tháng Chạp hay tháng Củ mật hay không hay cùng tìm hiểu ý nghĩa của tên gọi này nhé!

Tháng củ mật là gì?

Tháng củ mật có phải giống như tháng củ khoai, sắn… hay không? Thật ra, “củ mật” không phải tên một loại củ mà là từ Hán Việt có nghĩa là kiểm soát cẩn thận. Như vậy củ mật có nghĩa là kiểm soát một cách cẩn thận, kín kẽ, không để thất thoát.

Còn ông bà ta xưa gọi tháng 12 âm là tháng củ mật bởi đây chính là khoảng thời gian “năm cùng tháng tận”, cần hết sức cẩn thận, tránh mất mát, sai sót và những chuyện trục trặc, đen đủi khiến năm mới mất vui.

Tháng củ mật là tháng mà ông cha ta ngày xưa nhắc nhau nhiều nhất về sự cẩn thận để tránh mất trộm. Cuối năm ai cũng mệt mỏi, bận rộn nên dễ mất cảnh giác, sơ suất, trong nhà lại thường có nhiều hàng hóa, tiền của, đồ đạc… hấp dẫn bọn trộm. Bởi vậy, tháng củ mật có ý nghĩa cần đề cao cảnh giác kẻo mất trộm.

thang-chap-14491852-1706062528073-1706062528959526314349

Trong tháng Chạp thì co người chúng ta ngoài chuyện đề phòng trộm cắp, một vấn đề cần “củ mật” nữa là hỏa hoạn. Mùa đông thời tiết hanh khô, mọi người lại nấu nướng nhiều hơn, cỗ bàn tiệc tùng nhiều, chỉ cần lơ là không để ý những đốm lửa nhỏ khiến đám cháy bùng lên thì có khi nhà cửa, tài sản bị thiêu rụi. Trong khi năm mới đang tới gần chẳng ai muốn những điều không hay sẽ xảy ra với gia đình mình.

Tháng Chạp có nghĩa là gì?

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa phân thích thì trong ý nghĩa của chữ “chạp” là một biến âm của từ “lạp” trong tiếng Hán. Lễ tế thần vào dịp cuối năm âm lịch của người Trung Quốc xưa được gọi là Lạp, thế nên tháng này còn được gọi là Lạp nguyệt (nguyệt nghĩa là tháng). Khi nhắc tới chữ “lạp” tức là nói tới việc đi “lạp mả”, thăm nom, sửa dọn phần mộ tổ tiên để chuẩn bị đón Tết Nguyên đán.

vi-sao-thang-12-lai-duoc-goi-la-thang-chap-thang-cu-mat-202201142329448404

Tháng 12 người Việt có nhiều lễ lạt cúng bái nên dần dần có từ “giỗ chạp”. Người Việt Nam cũng coi trọng việc thăm nom, chăm sóc mồ mả cha ông trong tháng cuối năm, để năm hết Tết đến khi thắp hương mời tổ tiên về nhà ăn Tết thì phần mộ đều được tươm tất, thể hiện sự nhớ ơn và tình cảm ấm áp của gia đình, họ tộc. Bởi vậy, người dân Việt Nam chúng ta gọi tháng 12 âm lịch là tháng Chạp có y nghĩa là như vây. 

* Thông tin mang ý nghĩa chiêm nghiệm

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link