Vị trí tốt nhất để trồng cây Đinh Lăng: Chỉ cần 1 cây gia chủ cũng giàu có, may mắn phát tài

( PHUNUTODAY ) - Đinh Lăng là loại cây phong thủy rất được ưu chuộng. Vậy nên trồng cây đinh lăng ở đâu là tốt nhất?

Cây đinh lăng cùng họ với nhân sâm, có thân cây nhỏ, cao khoảng từ 1- 2m, cành mọc so le, lá có răng cưa nhọn không đều, hoa đinh lăng màu trắng hay màu lục nhạt, trái đinh lăng mọc thành chùm có màu trắng bạc, hình trứng, có vòi.

Về phong thủy, cây đinh lăng được biết đến với ý nghĩa có thể ngăn chặn khí xấu xông vào nhà. Từ đó trấn giữ nguồn năng lượng tốt, giúp tài khí dễ tích tụ, không bị tiêu tán, được coi như “thần giữ của” cho chủ nhà. Đây xứng đáng là một trong những loài cây nên có trong nhà, vườn nhà để dẫn dụ tài lộc.

Cây đinh lăng

Cây đinh lăng

Theo quan niệm dân gian, trồng cây đinh lăng trước nhà sẽ giúp gia đình chặn bớt luồng khí xấu, đông thời còn thu hút nhiều lộc tài. Có đinh lăng trấn giữ rồi thì tiền của sẽ không bị thất thoát, ngoài ra còn giúp gia đình hạn chế nhiều điềm xấu.

Theo Tử vi hàng ngày, vị trí tốt nhất nên trồng cây phong thủy trước nhà tuyệt đối không chắn ngang lối đi chính. Bạn nên trồng lệch sang một bên để chừa lối thu hút vượng khí vào nhà. Không nên trồng cây dựa sát tường, thay vào đó hãy ưu tiên các vị trí hướng nắng vì đây vốn là loài cây ưu nắng.

Cây đinh lăng là nguồn năng lượng xanh đặc biệt tương hợp với người mệnh Hỏa và mệnh Mộc, gia chủ mệnh này nên trồng nhiều cây đinh lăng để tạo thêm nhiều cơ hội trong cuộc sống.

Mặc dù trồng cây đinh lăng trước nhà rất tốt nhưng khi trồng bạn tuyệt đối không được trồng chắn ngay lối đi hay mặt tiền của ngôi nhà. Theo phong thủy đây là nơi thu hút vượng khí vào nhà, cần nhiều sự thông thoáng. Do đó, khi trồng nên trồng chếch sang một bên.

Đinh lăng mang nhiều ý nghĩa về mặt phong thủy

Đinh lăng mang nhiều ý nghĩa về mặt phong thủy

Về mặt thẩm mỹ, hiện nay có rất nhiều chậu đinh lăng được tạo dáng bonsai, cây được uốn với hình dáng đẹp mắt. Khi bày trí trong phòng khách sẽ khiến không gian thêm tươi mới, đẹp mắt và sang trọng hơn.

Cây đinh lăng có lá màu xanh và mùi thơm nhẹ mang lại không gian xanh mát cho ngôi nhà. Điều này làm cho việc trồng cây đinh lăng trước nhà có lợi về mặt thẩm mỹ và tạo cảm giác thoải mái cho người sống trong nhà.

Ngoài ra, cây đinh lăng còn mang lại lợi ích kinh tế. Theo một thống kê, trên mỗi hecta đất trồng, có thể trồng khoảng 2.500 - 3.000 cây đinh lăng.

Sau khoảng 3 năm trồng, sau khi trừ đi các chi phí chăm sóc, người trồng có thể thu về lợi nhuận hàng trăm đồng. Điều này làm cho việc trồng cây đinh lăng trở thành một lựa chọn kinh tế hấp dẫn và có tiềm năng phát triển lâu dài.

Trong y học ngoài là một vị thuốc, cây đinh lăng còn là cây gia vị trong ẩm thực, nó là một loại rau khá quen thuộc đối với chúng ta. Có thể ăn sống lá đinh lăng kèm với một số món ăn khác.

Đinh lăng còn có tác dụng ẩm thực

Đinh lăng còn có tác dụng ẩm thực

Đinh lăng kho với cá cũng là một món ngon dân dã, bổ dưỡng. Lá đinh lăng cũng được dùng làm rau gia vị cho một số món canh hoặc xào, khiến cho món ăn thêm hấp dẫn hơn.

Các nhà khoa học đã có nghiên cứu cho thấy được tính ưu việt để chữa nhiều bệnh khác nhau của cây đinh lăng. Đinh lăng có thể coi là nhân sâm của người nghèo. Các bộ phận của cây từ thân, lá, cho đến rễ đều có thể chữa và phục hồi được rất nhiều căn bệnh.

Lá đinh lăng có tác dụng tiêu độc, thanh nhiệt, chống mẩn ngứa, đắp mụn nhọt, chống dị ứng. Thân cây có thể dùng để chữa các bệnh về xương khớp như đau lưng, mỏi gối, đau xương, đau khớp, thấp khớp  của người già. Rễ đinh lăng là một vị thuốc quý như nhân sâm.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn