[links()]
Bà Tô Thị Thu Hòa, Trưởng bộ môn Rau và Cây gia vị, Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm rau hoa quả Gia Lâm, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam cho biết.
Rất khó để phát hiện giá đỗ chứa chất kích thích |
Theo báo cáo của Viện nghiên cứu an toàn thực phẩm thành phố Thẩm Dương, Trung Quốc: Những chất phụ gia có nitrit natri, urê Urea và enrofloxacin, trong đó nitrit natri có trong giá đỗ là chất khi phản ứng với axit trong dạ dày sẽ trở thành một trong những tác nhân gây bệnh ung thư.
Cơ quan chức năng nước này cũng vừa phát hiện 6 cơ sở sản xuất với 25 tấn giá đỗ bẩn. Đây là những cơ sở đã sử dụng chất phụ gia nguy hiểm bị cấm sử dụng trong chế biến thực phẩm, nguy hiểm đối với sức khỏe người tiêu dùng.
Và tại Việt Nam, nhiều hộ gia đình làm giá ở Thượng Cát, Từ Liêm, Hà Nội đã sử dụng loại thuốc SHS cho vào giá khiến giá đỗ ủ nhanh hơn để cung cấp cho thị trường Hà Nội.
Theo Bà Tô Thị Thu Hòa, giá đỗ khi ủ theo cách thông thường bằng cách ngâm nước trông giá sẽ chặt hơn, không bóng, không to, không mập. Khi giá đỗ có sử dụng thuốc nó sẽ trở nên mượt bóng, trắng nõn hơn bình thường, người tiêu dùng không nên mua loại thực phẩm như vậy về ăn.
Cũng theo bà Hòa, giá đỗ vẫn thường được dùng để làm rau sống trong bữa ăn hàng ngày, nên cần phải làm sạch giá đỗ trước khi ăn. Có thể dùng nước muối, thuốc tím hay bình sục ôzon để tránh những tác nhân gây bệnh.
"Tuy nhiên, điều này cũng chỉ phần nào diệt được vi khuẩn, trứng giun, trứng sán chứ không thể diệt hoàn toàn. Vì có nhiều loại vi khuẩn sống dai, thậm chí khi đun sôi 100 độ nó vẫn chưa chết được". Bà Hòa khuyến cáo.
Bà Hòa cho rằng, nhiều người quan niệm khi đi mua rau, phải chọn những loại rau, giá đỗ sần sùi, có sâu thì mới là rau sạch. "Cái đấy phải tùy, nếu rau xấu hay có vết sần thường người ta cũng ít phun chứ không phải là không, còn những loại rau mỡ màng thì người ta phun nhiều. Điều này cũng rất nguy hiểm vì nhiều người bán hàng nắm bắt được tâm lý đó đã bắt sâu để vào thì làm sao phát hiện được".
Ngoài dưa giá đỗ, theo bà Hòa dưa chuột cũng là một loại được dùng nhiều chất kích thích, chất bảo quản, chất bảo vệ thực vật.
Người trồng dưa thường phun thuốc liên tục để đảm bảo cho việc thu hoạch và cũng là một phần cho việc chăm sóc cây. Có khi phun 2 ngày/lần. Vì vậy đối với loại quả này khi ăn cũng cần gọt sạch vỏ, ngâm rửa kỹ và không nên sử dụng vào việc ăn sống thường xuyên.
- Khải Nguyên