Việt Nam sở hữu kho báu khoáng sản lớn trên thế giới
Việt Nam với rừng vàng, biển bạc, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đặc biệt có nhiều loại khoáng sản quý hiếm. Hẳn ai cũng từng nghe đến bôxít hay đất hiếm, những loại mà nước ta có trữ lượng đứng thứ 2 toàn cầu. Tuy nhiên, còn một loại khoáng sản nữa nước ta sở hữu trữ lượng khủng thứ 3, mỏ khai thác lớn thứ 2 thế giới. Đó chính là Vonfram, còn gọi là wolfram.
Bằng việc phát hiện ra “mỏ vàng” vonfram tại Thái Nguyên với trữ lượng lên đến (100 nghìn tấn), Việt Nam lọt top quốc gia có trữ lượng vonfram lớn thứ 3 trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc (1,9 triệu tấn) và Nga (400 nghìn tấn).
Tại nước ta, mỏ Núi Pháo, Thái Nguyên là khu vực có trữ lượng vonfram lớn nhất. Trong những năm gần đây, mỏ vonfram này đã cung cấp 33% sản lượng vonfram cho toàn thế giới (không tính nguồn cung từ Trung Quốc). Mỏ kim loại quý này tại Thái Nguyên nước ta được xem là nguồn cung vonfram an toàn và đáng tin cậy nhất cho các doanh nghiệp, nhà sản xuất máy bay, ô tô,… mà không có khoáng chất hay chất hóa học nào khác có thể thay thế được.
Bên cạnh vonfram thì mỏ Núi Pháo còn sở hữu một lượng lớn bismut dồi dào. Đây là nguyên tố không phát xạ tự nhiên nặng nhất và là kim loại quý trên Trái Đất. Trữ lượng bismut tại Núi Pháo, Thái Nguyên chiếm tới 40% tổng trữ lượng trên toàn thế giới. Nếu biết cách tận dụng, đây sẽ là nguồn lực giúp Việt Nam phát triển cả về kinh tế lẫn quân sự.
Vonfram- một kim loại quý hiếm
Vonfram là nguyên tố hóa học có ký hiệu W, số nguyên tử 74. Rất hiếm khi tìm thấy Vonfram tự nhiên trên Trái đất. Bởi nó thường tồn tại trong hợp chất với các nguyên tố khác. Năm 1781, Vonfram lần đầu được xác định và 2 năm sau được phân lập như một kim loại.
So với những loại kim loại khác, Vonfram vượt trội hơn hẳn. Nó có khả năng chống chịu hơn kim cương, cứng hơn thép. Đặc biệt, tất cả các kim loại chịu lửa đều không có điểm nóng chảy cao bằng Vonfram. Chính vì thế mà nếu biết cách tận dụng, phát triển, Vonfram chẳng khác gì kho báu với Việt Nam.
Trong ngành công nghiệp gia công kim loại, Vonfram có thể dùng để làm vật liệu chống mài mòn. Các ngành như dầu khí, xây dựng, khai thác mỏ đều sử dụng được nó. Vonfram gần như không thể thay thế trong sản xuất máy hiệu suất cao, các hợp kim thép. Thế giới dùng kim loại này trong sản xuất ô tô, xây dựng, hàng không vũ trụ, sản xuất điện…
Có thể bạn đã từng nhìn thấy Vonfram nhưng không hề biết. Hơn 100 năm qua, con người đã sử dụng kim loại này để làm dây tóc bóng đèn sợi đốt. Ngoài ra, chúng còn xuất hiện trong đèn pha, lò vi sóng, lò điện, tivi,…Vì tính ứng dụng cao mà Vonfram trở thành kim loại nhiều quốc gia khao khát. Hiện nay trên thế giới, Trung Quốc đang là quốc gia khai thác Vonfram và tiêu thụ nó lớn nhất.
Trong mảng quân sự, Vonfram được sử dụng trong đạn pháo, lựu đạn, tên lửa, dùng để tạo ra mảnh đạn siêu thanh. Trong Chiến tranh thế giới thứ 2, Đức đã dùng Vonfram để làm ra pháo, các thiết kế súng chống tăng. Chúng mang đến hiệu quả cao, nhưng vì thiếu hụt Vonfram nên Đức gặp nhiều trở ngại.
Ngoài ra, Vonfram còn được dùng trong các chất nổ kim loại trơ dày đặc. Dưới dạng bột, nó sẽ giảm sát thương vật lý, nhưng tăng sát thương của chất nổ trong bán kính nhỏ. Quân đội Mỹ từng dùng Vonfram để tấn công cả một thành phố. Thông tin này được Business Insider tiết lộ và từng gây xôn xao cả thế giới. Một thanh Vonfram đặc hình trụ 6cm, đường kính 60cm sẽ được máy bay thả từ độ cao hàng nghìn km trên quỹ đạo Trái Đất xuống mục tiêu. Khi chạm đất, thanh Vonfram này sẽ có vận tốc gấp 10 lần vận tốc âm thanh, xuyên thủng được cả trăm mét xuống lòng đất, phá hủy mọi boongke kiên cố. Ước tính, sức công phá của nó tương đương một quả bom nguyên tử, phá hủy hoàn toàn mục tiêu trong vòng 15 phút kể từ khi rơi.
Đi cùng với sức mạnh khủng khiếp đó, Vonfram đòi hỏi phải có chi phí khủng, công nghệ cao mới ứng dụng được. Để đưa được 10 tấn Vonfram lên quỹ đạo Trái Đất sẽ tiêu tốn 230 triệu USD (vào thời Chiến tranh Lạnh).