"Vợ chồng là duyên nợ từ kiếp trước"- Bạn có tin không!? Nghe khoa học và người xưa giải thích

( PHUNUTODAY ) - Tục ngữ có câu: “Tu trăm năm mới đi chung thuyền, tu ngàn năm mới chung chăn gối”, quả thực gặp gỡ nhau kết thành vợ chồng trong biển người mênh mông ắt hẳn phải có duyên phận sâu dày.

"Tu trăm năm mới đi chung thuyền, tu ngàn năm mới chúng chăn gối"

Trong cuộc đời, có người vô tình gặp nhau, theo thời gian lại quên mất nhau, nhưng có người lại có duyên đi cùng nhau đến suốt cuộc đời. Có lẽ chúng ta đã chuyển sinh hàng trăm lần và trải nghiệm rất nhiều vai diễn khác nhau ở từng kiếp sống.

Tục ngữ có câu: “Tu trăm năm mới đi chung thuyền, tu ngàn năm mới chung chăn gối”. Những người có thể ngồi chung trên một chiếc thuyền đều là người hữu duyên, còn có thể kết thành vợ chồng thì giữa họ với nhau mối duyên càng sâu đậm.

Nhưng nhân duyên vợ chồng này có thể là thiện duyên, cũng có thể là ác duyên. Thế nên, người xưa thường nói “Phu thê thị tiền duyên, thiện duyên, ác duyên, vô duyên bất hợp”. Có ý rằng, vợ chồng là bởi tiền duyên, có thể là thiện duyên hoặc ác duyên, nếu không có duyên thì sẽ không gặp được nhau.

tu tram nam moi lay duoc chong

Ảnh minh họa

Nghiên cứu cho thấy, vợ chồng là duyên nợ từ kiếp trước

Nhân duyên vợ chồng cũng đã được chứng thực trong giới khoa học phương Tây. Các nhà tâm lý học Mỹ đã sử dụng phương pháp thôi miên hồi quy tiền kiếp để chứng minh duyên phận vợ chồng có thể là duyên nợ từ kiếp trước tạo thành.

Nhiều nhà tâm lý học ở phương Tây đã tiến hành nghiên cứu về sự luân hồi chuyển kiếp của con người. Trong số các đối tượng nghiên cứu của Tiến sĩ Michael Newton – một chuyên gia Thôi miên hồi quy, có một cặp vợ chồng từng sống ở La Mã cổ đại. Lúc đó, người phụ nữ là một nô lệ nấu ăn cho các đấu sĩ. Cô rất yêu một người trong số họ. Đêm trước khi anh chết trong trận đấu, anh đã nói với cô: “Anh yêu em mãi mãi.” Mong muốn tình yêu vĩnh cửu đã trở thành sự thật trong kiếp này.

Trong cuốn sách “Sự sống trong nhiều kiếp” của Tiến sĩ Gina Seminara có chép lại một câu chuyện như vậy. Nữ chính là một cô gái xinh đẹp lấy chồng lúc 23 tuổi. Sau 18 năm, cô vẫn giữ được vẻ ngoài quyến rũ. Chồng cô là một doanh nhân rất thành đạt, nhưng trong cuộc hôn nhân 18 năm của họ, cô và chồng cơ bản không có đời sống vợ chồng thực sự. Ở xã hội hiện đại, nó có thể là lý do dẫn đến ly hôn. Cô yêu thương chồng và không nỡ làm tổn thương chồng của mình.

Một ngày nọ, cô gặp lại người đàn ông ngày xưa đã từng theo đuổi cô. Người phụ nữ đã yêu người đàn ông này từ khi còn trẻ. Bây giờ, khi 2 người gặp lại nhau, họ thực sự không thể kiềm chế được bản thân. Nhưng người phụ nữ vẫn kiên quyết cự tuyệt, cô không nỡ bỏ rơi người chồng của mình, cũng không nỡ làm tổn thương vợ của người đàn ông đó, cô không muốn làm tổn thương bất cứ ai.

Thông qua thôi miên hồi quy tiền kiếp thì cô đã hiểu được nguyên do, hóa ra từ 2 kiếp trước, người phụ nữ này và chồng cô là một cặp vợ chồng ở Pháp. Người chồng tham gia cuộc Thập tự chinh. Nhưng trước khi ra đi, anh bắt vợ mình phải đeo đai trinh tiết để đảm bảo cô không ngoại tình với người khác. Điều này khiến người vợ sống trong phẫn hận và quyết tâm trả thù anh trong tương lai.

Cho nên khi họ gặp nhau và trở thành bạn đời ở kiếp này, việc người chồng mất khả năng tình dục rõ ràng là vì anh đã “gieo gió gặp bão”. Nhưng tại sao người vợ lại phải chịu những phiền não tương tự? Bởi vì người phụ nữ này trong lòng mang đầy hận thù và mong muốn trả thù chồng mình ở kiếp đó.

Có duyên thì ngàn dặm cũng gặp nhau

Mọi người thường cảm thấy mình chỉ sống trong một đời này nên mù quáng trước nhiều thứ, không muốn buông bỏ tình yêu. Nhưng điều quan trọng trong cuộc đời là liệu bạn có thể học được cách quan tâm và yêu thương người khác nơi thế gian đầy mê hoặc và đau khổ này hay không.

Cho dù duyên phận của chúng ta được hình thành như thế nào thì chúng ta cũng phải trân quý duyên phận hiện tại, hoàn trả hết mọi ân oán. Khi ở trong luân hồi, chúng ta nên thiện giải càng nhiều ác duyên, kéo dài thêm càng nhiều thiện duyên thì càng tốt.

Thời xưa, mọi người đều tín Thần kính Phật, tin duyên phận là do ý Trời đã định. Vào thời điểm đó, mọi người gọi vị Thần phụ trách hôn nhân giữa nam và nữ là “Nguyệt Lão” hay “Ông Tơ Bà Nguyệt”.

Truyền thuyết kể rằng ông có một sợi dây màu đỏ buộc vào chân cả nam lẫn nữ, dù có cách xa nhau hàng nghìn dặm thì họ cũng sẽ trở thành vợ chồng. Đây có lẽ là cái gọi “thiên lý nhân duyên nhất tuyến khiên”, có ý nói rằng nếu có nhân duyên thì ngàn dặm cũng có một sợi dây cột lại với nhau.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link