Những ngày qua dư luận đang dành nhiều sự quan tâm đến phiên toà xét xử Hoa hậu Trương Hồ Phương Nga (Hoa hậu người Việt tại Liên bang Nga năm 2007) và Nguyễn Đức Thuỳ Dung bị truy tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” trên 16,5 tỷ đồng của doanh nhân Cao Toàn Mỹ ở TPHCM.
Có thể thấy những ngày qua liên tục có nhân chứng mới, có nhiều lời khai mới, với những tình tiết bất ngờ, thậm chí trái ngược với cáo trạng và hồ sơ vụ án.
Người xưa có câu: "Giàu đổi bạn, sang đổi vợ". Nhưng thời nay, không ít người được gọi là “đại gia” lại chỉ có thói quen “cơi nới chứ không thay mới”. Tất nhiên, họ phải “cơi nới” với chân dài, với hoa hậu, á hậu mới đáng đồng tiền bát gạo. Đằng sau những cuộc tình chân dài – đại gia ấy là những đắng cay, là nước mắt tủi hờn của những người mang danh là vợ.
Cộng đồng mạng đang bàn tán sôi nổi với đủ các cung bậc cảm xúc. Người thì tức giận trước sự trơ trẽn, hèn hạ của vị đại gia hết yêu quay sang đòi tiền; người lại hết lời bênh vực cái sự “liễu yếu đào tơ” của bông hậu người Việt tại Nga.
Kẻ yếu bao giờ cũng là kẻ đáng thương! Lẽ đời thường vậy! Bị đại gia “đá” lại phải hầu toà vì bị kiện tội lừa đảo thì đáng thương quá đi chứ!
Nhưng lòng thương ấy đôi khi che mờ mất lý trí. Bởi kẻ đáng thương không phải là Hoa hậu Phương Nga hay kẻ tự cho mình là bị hại họ Cao. Bởi giữa họ đã có một sự trao đổi. Hoa hậu chẳng có gì ngoài sắc đẹp. Cái sắc đẹp ấy được “bán” có thời hạn 7 năm (theo lời cô nói). Tất nhiên, vị đại gia họ Cao cũng phải bỏ ra một số tiền không hề nhỏ để “mua” được thứ hàng đặc biệt của Hoa hậu.
Ông bỏ tiền thì cô bỏ tình. Một CEO công nghệ đã lên tầm “đại gia”; một hoa hậu có bằng cấp cao về lĩnh vực kinh tế sẽ chẳng dại dột đến mức “cho không biếu không” ai điều gì. Âu đó cũng là lẽ công bằng! Nói cách khác, cả kẻ bị cho là “lừa đảo” lẫn người tự nhận là “bị hại” đều chẳng thiệt thòi gì trong chuyện này.
Có chăng người nhận nhiều mất mát, tổn thương trong chuyện này chính là vợ của đại gia kia. Có một người chồng giỏi, giàu có đâu đã là hạnh phúc! Đằng sau vẻ hào nhoáng ấy là một cuộc sống gia đình với đầy những bi kịch. Người vợ phải im lặng dù chồng có mang cả núi tiền đi…"cho gái". Họ phải im lặng vì thể diện của chồng, vì cuộc sống của con, vì niềm ngưỡng vọng của người khác và vì cả chính họ!
Nhưng đằng sau sự im lặng đó, nếu là một người vợ yêu chồng, sẽ là những nỗi đau đớn, căm giận và cảm giác ê chề.
Chồng ngoại tình, người tình của chồng ôm cả một đống tiền của mình mà vẫn phải vờ như không có chuyện gì xảy ra không bao giờ là điều dễ chịu. Các cụ dạy “của chồng công vợ”, số tiền ấy có thể cũng thấm cả mồ hôi, nước mắt của người vợ nữa. Nhưng người ta quên mất điều đó.
Cộng đồng mạng càng bênh vực hoa hậu Phương Nga bao nhiêu, chúng ta càng ngậm ngùi chua xót cho thân phận của người vợ đại gia bấy nhiêu.
Có thông tin cho rằng, Sau bao năm nín nhịn, mới đấy, vợ của đại gia Cao Toàn Mỹ đã nộp đơn ly hôn, chia một nửa gia tài.
PV tờ Đô Thị đưa tin, vợ đại gia Cao Toàn Mỹ cho biết không thể chung sống với một người có lối sống bệnh hoạn. Và đặc biệt sau này, không biết phải dạy những đứa con của mình như nào? Khi mà chúng đang trong tuổi hình thành nhân cách.
Được biết, chị là người không đẹp nhưng rất thông minh, và học giỏi, đã từng du học sinh tại nước ngoài, chị có học hàm, học vị, và là một người uyên thâm, nhưng đã từ bỏ tất cả, để ở bên gia đình, chăm sóc con cái. Vẻ bề ngoài, Đại gia Mỹ rất yêu thương, chiều chuộng vợ trước mặt mọi người. Nhưng từ khi sinh con, anh không còn thường xuyên về nhà. Đi làm từ sáng sớm, đến tối, đôi khi quá 12h đêm mới về. Ban đầu, chị nghĩ, đó là tính chất công việc của chồng (một mình anh phải xử lý hàng loạt các dự án, từ tin học, bất động sản, môi trường -rút hầm cầu, vinagame, cho đến diễn đàn hẹn hò trên mạng...). Nhưng sau phiên toà diễn ra. Chị hoàn toàn có thể hiểu bản chất vấn đề.
Chị tâm sự với PV Đô Thị, sau khi phiên toàn xét xử. Tôi và chồng đã có buổi nói chuyện thẳng thắn. Sau buổi nói chuyện này. Tôi đã quyết định viết đơn ly hôn, tuy rằng anh ta không chịu ký. Nhưng tôi đã suy nghĩ rất nhiều. Tôi không biết sau này sẽ phải dạy con mình như nào, khi mà lớn lên chúng sẽ đọc nhưng email, hợp đồng..., và biết rằng bố mình có những hành vi lệch lạc, đến mức bệnh hoạn.
Từ trước đến giờ tôi luôn tin vào chồng tôi. Nhưng chắc do quá tin tưởng, mà chính bản thân mình không thể biết rằng. Cuộc sống rất nhiều chữ NGỜ. Và khi thốt lên hai từ : KHÔNG NGỜ!, thì mọi chuyện đã chuyển hướng hoàn toàn khác. Hiện tôi đã gửi đơn, và chắc cần diễn ra 3 vòng hoà giải, cũng như giải quyết tranh chấp tài sản phát sinh. Nhưng tôi nghĩ quyết định của tôi là phù hợp, tuy rằng sẽ thiệt thòi cho con cái lúc này. Nhưng về tương lai, chúng sẽ tránh xa được lối sống và tư duy ung nhọt kia. Bởi hiện nay, nó đã đến tuổi hình thành nhân cách, nó đã biết và nhận thức được ba nó tài giỏi. Tuy rằng ba nó ít khi ở bên nó. Nhưng mai kia, chúng biết rằng, nguyên nhân vì sao, mà nó không được ba quan tâm thường xuyên. Thường đi sớm về khuya... Liệu rằng nó có thể chấp nhận tư tưởng bệnh hoạn của thần tượng mình.
Chị tâm sự thêm, cùng là phụ nữ, chị thấu hiểu nỗi khổ của Phương Nga và Dung. Chỉ vì một chút toan tính, chỉ vì tham-sân-si. Mà họ phải rơi vào cảnh tù tội. Chịu cảnh áp lực quá lớn, nỗi oan ức thống khổ. Mà chắc kiếp này họ không thể nào nguôi ngoai được. Không chỉ bị dầy vò về thể xác, giờ họ còn bị tra tấn tinh thần. Tiền bạc đã làm cuộc sống, nhân văn đảo lộn. Trước khi nộp đơn, tôi cũng đã khuyên Mỹ, hãy là người đàn ông. Đều có chữ "Đàn" nhưng phần "Ông" và "Bà" thì nó hoàn toàn khác nhau. Bởi vậy, người ta mới tách 2 từ Đàn ông và đàn bà ra là vậy.
Cuộc sống có thể thay đổi liên tục, vận mệnh, và tiền bạc không thể trường tồn mãi mãi. Hãy tĩnh tâm, và giảm THAM-SÂN-SI. Cuộc chiến này, cho dù có thắng, cũng chỉ chuốc bao tủi nhục cho dòng họ Cao. Vì cuộc đời có thể đổi trắng thành đen. Nhưng trong tâm mình, thì không thể. Đến một lúc nào đó, sau ánh hào quang của chiến thắng. Là sự nhục nhã, ê chề của một kiếp "đàn ông".
Hãy sống để người ta biết đến mình, để vinh danh mình. Chứ đừng sống, để người ta phỉ báng, bôi nhọ đến dòng họ và chính bản thân mình. Cũng như Trần Ích Tắc được ăn học, tài giỏi. Nhưng chỉ vì một chút THAM- SÂN - SI đã phản bội gia tộc- đất nước, đi theo giặc Nguyên. Mang tiếng xấu muôn đời. Vậy liệu rằng, đến đời con, đời cháu, khi nhắc lại vụ này. Hai từ đàn ông liệu có xứng dành cho anh?
Còn với Phương Nga, tuy rằng em là người có lỗi với chị. Nhưng là người phụ nữ, chị hiểu và đồng cảm. Ai cũng có một thời để yêu, để mơ và hoài bão. Giờ đây em đang phải đối diện với tấm bi kịch, phía sau màu hồng của tình yêu oan trái. Chị nhìn hình em tại Toà, chị cảm giác như một người hùng, có thể là Võ Thị Sáu? Nó tuy khác về nội dung, nhưng hình thức thì có thể. Một bên đối diện với súng đạn, còn một bên đối diện với TIỀN. Đơn giản thôi, vì thời trước là thời chiến, còn giờ là thời bình. Công cụ để người đời giết nhau bởi chính đồng TIỀN. Em cũng đã trút bỏ được gánh nặng, nỗi niềm của đàn bà. Hãy gắng lên, cho dù công lý có bị TIỀN chiến thắng, thì em cũng hy sinh vẻ vang, và được người đời- dư luận đồng cảm. Còn bên chiến thắng, chưa chắc là chiến thắng em à. Nhưng chị tin, mọi chuyện đã ra công luận, thì sức mạnh của đồng TIỀN cũng không thể tác oai tác quái. Chẳng lẽ nào điểm báo suy vi cho một xã hội TIỀN -TÌNH?