Cho trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi ngủ ngay sau khi bú, một lát sau mẹ giật mình khi sờ vào cơ thể con

( PHUNUTODAY ) - Hôm ấy, sau khi con con bú đã no, Anh Tử liền ru con ngủ, rồi tranh thủ ra ngoài ăn cơm,rửa bát, giặt quần áo và những việc nhà khác. Khi quay lại, sờ vòa cơ thể con, cô giật mình

Cho trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi ngủ ngay sau khi bú và cái kết đau lòng

Anh Tử là một bà mẹ trẻ ở Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên Anh Tử làm mẹ, nên không thể tránh khỏi sợ bỡ ngỡ. Đặc biệt, mẹ chồng cô mất sớm, mẹ đẻ thường xuyên lui tới giúp cô chăm sóc em bé nhưng không thể ở bên cạnh cô cả ngày. Thế nên, Anh Tử không nhận được những lời khuyên quý giá về cách chăm con. Mọi thứ diễn ra, chẳng khác nào một cuộc chiến.

Khi con được 6 tháng, Anh Tử vẫn ở nhà trông con, còn chồng cô đi làm - trở thành trụ lực kinh tế chính của gia đình. Hôm ấy, sau khi con con bú đã no, Anh Tử liền ru con ngủ. Khi con đã say giấc, cô bèn đặt con xuống giường, tranh thủ ra ngoài ăn cơm, sau đó rửa bát, giặt quần áo và làm những việc nhà khác.

Thế nhưng, khi Anh Tử xong việc quay trở lại, cô phát hiện ra trên khóe miệng và mặt con dính đầy sữa, con cô thì nằm im bất động. Anh Tử cố gắng đánh thức con nhưng không có kết quả. Quá sợ hãi, Anh Tử lập tức đưa con đến bệnh viện nhưng đã quá muộn. Bác sĩ nói, con cô bị sặc sữa trong khi ngủ, giá như cô không cho con ngủ ngay mà thực hiện vỗ ợ hơi cho con thì mọi chuyện đã khác rồi.

Bà mẹ trẻ đưa con đến bệnh viện thì tất cả đã quá muộn. (Ảnh minh họa)

Bà mẹ trẻ đưa con đến bệnh viện thì tất cả đã quá muộn. (Ảnh minh họa)

Sặc sữa ở trẻ là một hiện tượng vô cùng nguy hiểm

Sặc sữa là hiện tượng trẻ bị nôn trớ nhưng sữa thay vì thoát được ra ngoài, lại trào ngược trở lại vào đường thở, cổ họng, khí quản của trẻ làm cản trở quá trình trao đổi oxy, gây tắc đường hô hấp. Trẻ sẽ nhanh chóng bị thiếu oxy, suy hô hấp, thậm chí bị ngừng thở. Hoặc trẻ có thể mắc những di chứng nặng nề về thần kinh do não bộ bị thiếu oxy trong thời gian dài.

Các triệu chứng của trẻ bị sặc sữa là: Trẻ đang bú hoặc ăn bỗng ho sặc sụa, tím tái,  thở khò khè, thở rít, khó thở, mắt trợn ngược, da tái xanh, người hốt hoảng, cơ thể mềm nhũn hoặc co cứng.

Cách phòng tránh tình trạng sặc sữa ở trẻ

- Với trẻ đang bú mẹ, nếu mẹ sữa nhiều nên kẹp đầu ti để hạn chế tốc độ sữa khi bé bú. Nếu trẻ bú bình, nên chọn núm vú có kích cỡ phù hợp, có van chống sặc thì càng tốt, chế tình trạng sữa chảy quá nhanh, giảm nguy cơ sặc của trẻ.

- Tuyệt đối không để trẻ bú khi nằm, vừa bú vừa ngủ. Khi cho bé bú, mẹ nên bế bé đúng cách, sao cho đầu - lưng và mông bé nằm trên một đường thẳng, đầu bé đối diện với ngực mẹ, bụng bé chạm bụng mẹ, và không cười đùa, chọc trẻ cười khi đang bú. 

- Khi trẻ bú xong, hãy loại bỏ hết lượng sữa trong miệng mà trẻ chưa nuốt hết. Đặc biệt là trước khi con ngủ, bằng không rất dễ khiến trẻ bị sặc trong lúc ngủ.

- Luôn luôn vỗ ợ hơi cho trẻ sau mỗi lần bú. Không nên cho trẻ ngủ ngay sau khi bú.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link