Theo Trí thức trẻ, chuyến thăm này nhằm kỉ niệm 55 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Trung Quốc - Campuchia. Theo thông báo của Bộ Ngoại giao Campuchia, ông Vương sẽ có cuộc hội kiến với Thủ tướng Hun Sen và hội đàm với ông Hor Nam Hong. Năm nay cũng là năm hữu nghị Trung Quốc - Campuchia.
Trung Quốc đã công nhận kết quả bầu cử Quốc hội và chúc mừng chiến thắng của Đảng Cầm quyền của ông Hun Sen.
Vài năm trở lại đây, Bắc Kinh đã tăng cường trợ giúp kinh tế, quân sự cho Phnom Penh nhằm mở rộng ảnh hưởng của mình ở Campuchia.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị thăm Campuchia trong 3 ngày tới |
Chuyến thăm của ông Vương Nghị diễn ra ngay sau khi phía Campuchia ra thông báo đã tạm ngừng nhiều chương trình hợp tác quốc phòng với Mỹ. Ngày 13/8, AP đưa tin người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Marie Harf nói với các phóng viên rằng Bộ Quốc phòng Campuchia đã đình chỉ hoặc hủy bỏ một số chương trình hợp tác quân sự.
“Chúng tôi không gợi ý đây là điều chúng tôi muốn. Chúng tôi sẽ tiếp tục quan sát tiến trình đang diễn ra và xem nó sẽ dẫn đến đâu”, bà Harf phát biểu.
Trong khi đó, tại cuộc hội đàm với người đồng cấp Chuck Hagel Mỹ hôm 19/8, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn khẳng định Bắc Kinh "vẫn quyết tâm bảo vệ các quyền lợi hàng hải của nước này”.
“Bất cứ người nào cũng đừng hoang tưởng việc Trung Quốc sẽ lấy lợi ích cốt lõi để trao đổi, đừng đánh giá thấp quyết tâm và ý chí bảo vệ lợi ích trên biển và chủ quyền lãnh thổ quốc gia của chúng tôi” - ông Thường Vạn Toàn khẳng định.
Ông Thường Vạn Toàn cũng nhắc lại lời của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình: “Thái Bình Dương đủ rộng cho cả Trung Quốc và Mỹ”.
Ông Thường cho biết Trung Quốc hoan nghênh Mỹ đóng góp vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, trong việc tái cân bằng tại châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ đã quá tập trung vào vấn đề quân sự, trong đó bao gồm việc tăng cường lập các căn cứ quân sự tại châu Á - Thái Bình Dương, đẩy mạnh hợp tác quân sự với các nước đồng minh. Ngoài ra, trong thời gian gần đây, quân đội Mỹ còn không ngừng gia tăng số lần diễn tập quân sự tại khu vực này. Chính những điều này đã khiến cho cục diện châu Á - Thái Bình Dương ngày càng thêm phức tạp.
Ông Hagel nhắc lại lập trường của Mỹ đối với vấn đề này, đồng thời cho biết Washington vẫn giữ lập trường trung lập đối với những vấn đề chủ quyền, song khẳng định các bất đồng cần phải được giải quyết một cách hòa bình. "Bất đồng phải được giải quyết theo phương thức hòa bình, không áp bức - Ông Hage nhắc nhở.