Chọn ngày hóa vàng tốt

08:26, Thứ ba 09/02/2016

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Chọn ngày hóa vàng như thế nào cho hợp lý là thắc mắc của nhiều gia đình dịp Tết này. Tham khảo những thông tin dưới đây:

Theo truyền thống xưa, ngày 30 Tết, con cháu sẽ làm lễ cúng mời Tổ tiên về dự 3 ngày Tết. Những ngày đó, các bậc gia thần, tổ tiên luôn ngự trên bàn thờ. Do vậy, đèn hương không bao giờ được tắt, các đồ dâng cúng như hoa quả, mâm ngũ quả và bánh kẹo phải đợi đến “ngày hóa vàng” mới được hạ xuống.

Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Vịnh - Phó Viện trưởng Viện Công nghệ giáo dục, bữa cơm kết thúc dịp năm mới vô cùng quan trọng đối với người Việt nên mâm cơm cúng hóa vàng cũng phải đầy đủ như mâm cỗ chính của ngày Tết.

Chọn ngày hóa vàng tốt
 Mâm cơm hóa vàng

Theo truyền thống xưa, sau khi mời Tổ tiên về dự 3 ngày Tết với con cháu vào ngày 30 Tết (nếu tháng thiếu thì vào ngày 29 Tết), đến ngày mùng 3 Tết hoặc ngày khai hạ mồng bảy Tết, là ngày cuối cùng, tiệc xuân đã mãn, con cháu lại cáo lễ để tiễn đưa Tổ tiên trở về âm cảnh.

Ngày nay, việc chọn làm lễ hóa vàng tùy thuộc vào hoàn cảnh, thời gian của mỗi gia đình. “Có những gia đình con cái tập trung đông đủ vào mùng 2 thì họ làm lễ hóa vàng, nhưng cũng có gia đình bận rộn mà tới mùng 5 mới hóa vàng được. Do vậy, không bắt buộc phải làm lễ hóa vàng vào một ngưỡng cụ thể nào. Trong khoảng từ mùng 3 tới mùng 10 Tết gia chủ có thể làm lễ hóa vàng”, tiến sĩ Vịnh chỉ rõ khoảng thời gian gia chủ nên làm cơm cúng hóa vàng.

Cũng theo nhiều tài liệu sử học thì mùng 3 vẫn là ngày Tết thầy nên để tổ tiên vẫn ở lại ăn Tết với con cháu. Mùng 4 và mùng 5 mới là ngày tiễn các cụ về cõi vĩnh hằng là hợp lí hơn cả.

Tiến sĩ cho biết thêm, sau khi cúng lễ, gia chủ sẽ tiến hàng đốt phần tiền, vàng. Phần tiến vàng của gia thần sẽ được hóa trước, tiền vàng và đồ dùng của Tổ tiên sẽ hóa sau. Từ xa xưa, tại nơi đốt hóa vàng người ta đặt vài cây mía dài để làm “phương tiện” cho các linh hồn mang hàng hóa theo.

Những mùi hương không thể phai mờ trong ký ức về Tết xưa
Những mùi hương không thể phai mờ trong ký ức về Tết xưa
(Xã hội) - Mùi của nồi bánh chưng đang sôi lục bục, hương trầm thắp cuối năm, nồi nước lá mùi già bốc khói.... là những hồi ức không thể phai trong ký ức về ngày Tết.
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Vũ Trung Thành