Xem cách người Nhật đổ rác, bạn sẽ hiểu tại sao cả thế giới phải thán phục quốc gia này

17:00, Chủ nhật 16/09/2018

( PHUNUTODAY ) - Đổ rác chưa bao giờ đơn giản, nhanh chóng, gọn nhẹ ở xứ sở hoa anh đào. Vậy đất nước này đổ rác như thế nào đây, chúng ta cùng tìm hiểu ngay nhé!

Tỉ mỉ, chuyên cần và kỉ luật – 3 đức tính đó theo người Nhật trên mọi mặt của cuộc sống. Có lẽ ai trong chúng ta cũng đã biết về những chuyến tàu điện chính xác đến từng giây, về những cổ động viên bóng đá ở lại sau khi trận đấu kết thúc để dọn dẹp chính khu mình ngồi hay về tinh thần trách nghiệm của họ tuyệt vời ra sao.

Do có tài nguyên đất khá hữu hạn, người Nhật không có nhiều chỗ để mà chôn lấp rác. Mặt khác, dân cư đông đúc tại các siêu đô thị và nền kinh tế phát triển cao sản sinh ra 45.360.000 tấn rác mỗi năm (xếp thứ 8 trên thế giới). Vì thế Nhật Bản từ sớm đã cho ra đời và phát triển hệ thống phân loại và xử lý rác thuộc hàng phức tạp nhưng đồng thời cũng hiệu quả nhất thế giới. Đương nhiên, hệ thống đó chỉ có thể được vận hành trơn tru khi có sự cộng tác của toàn dân.

Vì thế, một trong những việc đầu tiên mà bạn cần học khi tới Nhật là học cách người địa phương đổ rác. Kể cả khi bạn sống trong những khu nhà cho thuê tập trung của các công ty thì bạn cũng vẫn phải tự đi đổ rác lấy. Mà mỗi thành phố, thậm chí là mỗi công ty đôi khi cũng có những hướng dẫn riêng cho việc đổ rác. Bạn bắt buộc sẽ phải học thuộc lòng vì nếu vi phạm, khả năng cao là bạn sẽ bị nêu gương xấu trước rất nhiều người.

Bạn phải phân loại rác và bỏ vào túi theo quy định của chính phủ

Quy định về phân loại ở mỗi nơi có thể khác nhau đôi chút, nhưng nhìn chung người Nhật sẽ chia rác làm 4 loại chính: Rác nhựa, rác tái chế, rác đốt được và rác không đốt được.

Empty

Điều này đòi hỏi nhiều công sức hơn bạn nghĩ đấy. Ngoài việc nắm rõ các nguyên tắc, bạn cũng nên cẩn thận khi phân loại.

Rác cũng phải có nhãn ghi tên đàng hoàng nhé

Sau khi phân loại, phế thải sẽ được bỏ vào các túi do chính phủ phát hành. Mỗi màu tương ứng với một loại riêng và sẽ được công nhân vệ sinh mang đi vào một ngày nhất định trong tuần.

Túi rác trước khi được để ra nơi chuyên dụng sẽ phải gắn biển tên và số nhà của người đổ.

Điều này để phòng khi ai đó nhầm lẫn hay cố tình không phân loại rác, túi rác sẽ không được thu gom và mọi người đều biết ai là người có trách nhiệm với nó. Nếu chủ nhân của chiếc túi cố tình lờ đi thì hoặc hàng xóm sẽ mang tới tận nhà trả lại, hoặc họ sẽ bị “răn đe” bởi chủ đất hoặc thậm chí là cảnh sát.

Đổ rác cũng cần đúng giờ

Empty

Chưa hết, các nhóm này còn được phân lịch để thu gom chứ không có chuyện bạn được xách cả ba túi ra quẳng một lèo là xong đâu nhé!

Người Nhật đổ rác đúng giờ, theo lịch được cơ quan thu gom rác phát hành. Nếu bạn đổ đúng giờ mà nhầm loại rác thì nhẹ là họ sẽ không thu rác của bạn mà nặng hơn là họ sẽ đem rác về trả tận cửa nhà bạn, kèm theo hướng dẫn cho lần đổ tiếp theo.

Khu tập trung đổ rác mà gọn gàng, sạch sẽ

Empty

Làm sạch… rác trước khi đổ

Empty

Đúng rồi đấy bạn không nhầm đâu, các chai lọ, hộp đựng,… phải được rửa đàng hoàng trước khi vứt đi. Ở Nhật Bản, rác cũng sạch thế này!

Các quy định riêng của từng địa phương

Tùy vào nơi bạn sinh sống, chính quyền địa phương sẽ đưa ra thêm vài điều kiện riêng. Chẳng hạn một số vùng có nhiều quá, bạn sẽ phải bao cái túi rác của nhà mình bằng một cái túi lưới nữa để đề phòng rác bị lũ này bới tung tóe lên.

Empty

Chúng ta có thể thấy phức tạp và mất thời gian, nhưng chỉ có như vậy thì việc tái chế và xử lí rác mới hiệu quả và nhanh chóng và khi được ở trong một môi trường mọi nơi, ngóc ngách đều sạch sẽ, thơm tho chúng ta có thích?

Những quy định này có thể rất khắt khe với chúng ta, nhưng người Nhật đã thực hiện chúng từ rất lâu và họ coi đây là một phần rất bình thường của cuộc sống, họ thấy rất khó chịu và phản cảm khi gặp những người ý thức không cao.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Đỗ Vân Anh
Từ khóa: