Trong "Tây Du Ký", mọi người thường bị thu hút bởi nhân vật Tôn Ngộ Không và nhớ lại quỹ đạo cuộc đời nổi loạn của "Đại Thánh". Tôn Ngộ Không lúc đầu chỉ là một hòn đá tiên ở Hoa quả sơn, nhưng sau nhiều năm hấp thụ linh khí của trời đất và tinh hoa của nhật nguyệt nên trở thành khỉ đá, tình cờ bái Bồ Đề Tổ Sư làm thầy và học được phép thuật.
Tuy nhiên, có năng lực nhưng không được giáo dục đạo đức khiến Tôn Ngộ Không trở thành người dễ làm điều xấu nên bị thiên đình bắt phạt và sau đó quy phục cho làm quan. Mặc dù năng lực của Tôn Ngộ Không tương đối tốt, nhưng là người không có quy tắc như vậy đương nhiên không được thiên đình yêu thích. Cho nên khi Vương Mẫu tổ chức hội yến Diêu Trì Cung hay hội bàn đào, Tôn Ngộ Không cũng không được mời. Khi Tôn Ngộ Không biết chuyện rất tức giận và mới gây ra một cảnh náo loạn ở thiên đình.
Hiển nhiên, nguyên nhân Tôn Ngộ Không không được mời cũng rất dễ hiểu, bởi vì trong mắt tất cả thần linh trên thiên đình, hắn chỉ là một yêu tinh. Hơn nữa, một yêu tinh có địa vị thấp kém, sao có thể được người khác coi trọng?
Quả đào tiên là thứ tốt trên trời, nếu ăn một quả có thể thành tiên, tăng cường tu vi, hoặc trường sinh bất lão. Vì vậy, tiệc đào do Vương mẫu tổ chức đã trở thành sự tồn tại được các vị thần săn đón, ngoại trừ là biểu tượng của vinh quang, nó còn có rất nhiều lợi ích.
Vương Mẫu cũng là một người hiếu khách, bà đã phân công Thất tiên nữ để hái những quả đào chín về tiếp đãi các vị thần từ khắp nơi tới. Và khi Tôn Ngộ Không hỏi về hội bàn đào, Thất tiên nữ đã vô tình tiết lộ danh sách những vị thần được mời chủ yếu:
"Lệ thường thì mời Phật Tổ bên Tây Phương, Quan Âm bên Nam Hải, Sùng Ân bên Ðông huê, Huỳnh Linh bên Bắc địa, Huỳnh Giác ở Trung ương và Tam Thanh, Tứ đế, Thái Ất, Bát tiên, Ðịa tạng vương, Thập điện, Tứ Hải long vương, và các vị thần tiên tinh tú, đồng hội tề, rước Thượng Ðế qua phó Bàn Ðào".
Đánh giá từ danh sách, hầu hết các vị thần lớn đã thực sự được mời, nhưng không có Tôn Ngộ Không, điều này cho thấy rằng có lý do cho sự tức giận của "Đại Thánh". Và trong danh sách này, nhiều người cho rằng Đức Phật của Tây Phương Cực Lạc chính là Đức Phật Như Lai. Tuy nhiên, trên thực tế, đây không phải là Như Lai, mà là Nhiên Đăng Cổ Phật hay còn có tên Đức Phật A Di Đà (trong Phật giáo, Đức Phật A Di Đà là giáo chủ cõi Tây phương Cực lạc. Còn Phật Tổ Như Lai hay còn gọi là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, ngài là giáo chủ cõi Ta Bà nơi chúng sinh đang sinh sống. Tại các chùa Việt Nam và Trung Quốc, Nhiên Đăng Cổ Phật thường được thờ chung với Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật Di Lặc trong bộ tượng Tam thế Phật. Tượng Tam thế Phật thường đặt ở vị trí cao nhất trong tam bảo. Tam thế Phật nghĩa là các vị Phật thời quá khứ, hiện tại và tương lai trong đó Phật A Di Đà đại diện cho chư Phật trong quá khứ, Phật Thích Ca là vị Phật thời hiện tại và Phật Di Lặc tượng trưng cho chư Phật thời tương lai).
Dù Thất tiên không nhắc trực tiếp đến việc Phật Như Lai được mời, nhưng ngài thực sự được thông báo trong cốt truyện. Phật Như Lai là người đứng đầu trong các vị Phật ở núi Linh Sơn - Tây Thiên, sở hữu thân hình to lớn và ngài có thiên nhãn minh, nhìn rõ diễn biến ở tương lai, nên biết yến tiệc bàn đào sẽ gặp sự cố nên không tới tham dự. Khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung, tất cả quần thần đều bất lực, cuối cùng Ngọc Hoàng phái người đi mời Phật Tổ Như Lai. Nếu không phải Tôn Ngộ Không gây phiền phức, có lẽ thiên đình cũng sẽ không phải nhờ Như Lai giúp đỡ.