Bạn sẽ không còn ngồi rung đùi ăn tối và trả lời Facetime của đứa bán đang du học cách mình nửa vòng trái đất. Bạn sẽ không còn vào tin nhắn (messenger) để tán tỉnh một cô gái có ảnh đại diện (ava) xinh đẹp nào đó và tưởng tượng về cuộc gặp sắp tới. Bạn cũng chẳng có cơ hội hì hục chỉnh sửa (photoshop) bức hình nào đó để đưa lên lên tâm trạng (status) câu những lần bấm yêu thích (like) và nhận những bình luận rằng anh chàng/cô nàng này sao xinh lung linh thế.
Bạn sẽ phải hì hụi viết thư tình bằng bút thay vì ngồi gõ, gửi nó bằng bồ câu hay bưu điện thay vì bấm nút gửi đi (sent) đầy tiện lợi. Bạn sẽ không thể cày game để trở thành huyền thoại, biến thành trung tâm sự chú ý bằng những thủ thuật tăng người hâm mộ trên trang cá nhân của mình. Vân vân và vân vân... Thật bi kịch đúng không? Tôi thì thấy chả có bi kịch gì ở đây cả!
Con người tạo ra internet (trước) và Facebook (sau) xét đến cùng cũng chỉ là những công cụ giàu tiện ích để phục vụ nhu cầu của con người. Nếu bạn phụ thuộc vào công cụ, để nó kiểm soát bạn thì đơn giản là do bạn yếu đuối và cô đơn. Chả phải từng có tác phẩm “Cô đơn trên mạng” và triển khai việc phải cai nghiệm game online rồi đó sao?! Thật kỳ lạ khi một số người coi Facebook nói riêng và internet nói chúng là thế giới ảo? Thời gian bạn dành cho nó là thật, tiền bạn trả cho các nhà mạng là thật, bạn chăm chút cho một ghi chú (note) hay trạng thái (status) hay một đoạn phim (video clip) cũng là thật. Thậm chí, bạn kiếm tiền và mất tiền trên mạng cũng thật nốt, nếu bạn giàu khả năng sáng tạo hoặc phải mua thứ mình không nghĩ ra- làm ra được. Internet, mạng xã hội trong góc nhìn của tôi cũng như những viên thuốc an thần. Dùng ít thì nhẹ nhõm, dùng nhiều thì gây nghiện và thậm chí rối loạn thần kinh.
Trong một đoạn phim ngắn mang tên “I forgot my phone” (tạm dịch: Tôi quên điện thoại của mình) khiến hàng triệu người bị thu hút trên Youtube, một cô gái đã rời mắt khỏi chiếc điện thoại thông minh của mình và nhìn xung quanh. Cô thấy người thân, bạn bè và những người khác nữa đang cắm mặt vào màn hình trong nhà, khi đang xem phim, lúc ngoài quán cafe, thậm chí ngồi cạnh nhau,... Họ bị thế giới mạng thu hút đến mức quên rằng cuộc sống xung quanh vẫn trôi với biết bao điều thú vị đầy chân thực. Thế giới mạng đã cho chúng ta không ít điều tiện lợi và bổ ích nhưng cũng tước đi của chúng ta khá nhiều thứ mà đôi khi bản thân mình không nhận ra. Đôi khi tôi buồn cười trước thứ gọi là “bữa ăn đạm bạc” (trong khi khá đắt tiền) hay những than vãn kiểu “người nông dân phải làm sao?”. Muốn biết thì cứ thử làm một người nông dân thực sự để hiểu miếng ăn khó kiếm cỡ nào. Ngoài kia, cuộc sống không lung linh như tấm ảnh chân dung mờ ảo qua phần mềm 360 độ, chắc chắn thế. Nếu không thì sẽ không có chuyện một anh chàng ở Singgapore nhảy lầu tự tử vì thấy được mặt thật của người trong mộng.
Khi viết đến những dòng này trên điện thoại của mình, tôi vô tình nhìn chiếc balo ở góc tường. Một chuyến đi như mọi khi vẫn thế... Trong chuyến đi, chí ít người viết cũng không nhảy lầu vì những lý do lãng xẹt như anh chàng tôn sùng cái đẹp không có thực nọ. Vậy thì Facebook hay internet “chết” cũng có sao đâu!
Chọn bạn mà chơi chốn "Phây" Người ta thường chỉ chú ý đến mặt trái của mạng xã hội mà quên rằng không gian ảo này mở ra những luồng suy nghĩ đa chiều, giúp cho xã hội tiến bộ hơn. |