Hết nhiệt miệng ngay tức thì với nguyên liệu có sẵn trong bếp

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Dưới đây là các mẹo chế biến dung dịch ngậm và bôi đơn giản sẽ giúp bạn “trừ khử” những vết nhiệt miệng, loét miệng chỉ trong 2-3 ngày.

Nhiệt miệng hay còn gọi là lở miệng là một chứng bệnh thường gặp nhất là vào mùa hè. Nhiệt miệng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như do virus, vi khuẩn hoặc do thiếu hụt một vài thành phần dưỡng chất trong cơ thể.

Theo Đông y, nhiệt miệng là bệnh phát tán do hỏa độc, nhiệt độc, thấp nhiệt ở tỳ, vị, tâm, can, thận, hay gặp nhất ở tỳ, vị.

Nhiệt miệng tuy là chứng bệnh lành tính nhưng nó gây khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng khá nhiều đến việc ăn uống, sinh hoạt.

Những vết nhiệt miệng trên lưỡi, môi, lợi hay bên trong thành má thường gây cảm giác đau đớn khó chịu. Đặc biệt, khi chúng đã trở thành những vết lở loét thì việc bạn nhai thức ăn hay nói chuyện sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

cách trị nhiệt miệng
Nhiệt miệng thường gây cảm giác đau đớn khó chịu. 

Các loại nước ngậm và bôi

Các mẹo chế biến dung dịch ngậm và bôi đơn giản sẽ giúp bạn “trừ khử” những vết nhiệt miệng, loét miệng chỉ trong 2-3 ngày.

- Nước khế chua: Khế tươi 2 – 3 quả, giã nát, đổ ngập nước, đun sôi một lúc, chờ khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày.

- Cà chua sống: Nhai cà chua sống là cách làm rất công hiệu trong trường hợp nhiệt miệng như thế này. Hoặc bạn cũng có thể ngậm nước ép cà chua mỗi ngày khoảng 3 – 4 lần.

- Ngậm chất chát trong miệng: Chất chát có tính sát trùng và làm săn da. Tốt nhất là ngậm nước trà tươi, trà đen đặc, quả sung, rau dấp cá, húng chanh, vỏ xoài… có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, làm săn da, trừ thấp nhiệt ở bộ tiêu hóa, khử mùi hôi.

- Mật ong: Bôi chút mật ong lên vết loét miệng hoặc trộn với một ít bột nghệ để thoa lên chỗ bị loét. Mật ong giúp giữ ẩm và ngăn ngừa mất nước, đồng thời giúp giảm sẹo và kích thích mô mới phát triển.

- Lá rau ngót: Rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần.

Đây đều là những nguyên liệu phong phú, rất dễ tìm thấy xung quanh chúng ta. Các bạn thử hãy thử áp dụng ngay để đánh bay vết nhiệt miệng nhé.

Lưu ý

- Tránh ăn các loại thực phẩm có chứa axit có vị chát hay tẩm nhiều gia vị (ví dụ như chanh, ớt, hạt tiêu cà chua, bưởi… sẽ làm xót vết thương gây đau đớn hơn)

- Uống nhiều nước và cẩn thận khi đánh răng. Tránh để bàn chải hoặc thức ăn đồ cứng, sắc nhọn cọ xước nhiều lần vào vết thương sẽ làm vết thương lâu lành.

- Để giảm đau bạn có thể dùng ống hút khi uống nước.

Cách phòng tránh nhiệt miệng ngày hè hiệu quả nhất
Cách phòng tránh nhiệt miệng ngày hè hiệu quả nhất
(Sức khỏe) - (Phunutoday) - Ngày hè bạn thường bị nhiệt miệng, hãy áp dụng những cách đơn giản dưới đây để phòng tránh căn bệnh này hiệu quả!
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn