Một số bài sơ cứu cơ bản mẹ nào cũng phải biết để cứu con khi cần

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Một số bài sơ cứu cơ bản mẹ nào cũng phải biết để cứu con khi cần - hãy lưu ý và bỏ túi ngay hôm nay nhé!

cách sơ cứu cho trẻ
Hãy lưu ý vì bé có thể bị hóc dị vật khi nghịch các đồ vật.

Bị ngộ độc

Không gây nôn khi trẻ uống phải axít hoặc xăng dầu. Khi bị ngộ độc, trẻ có một số biểu hiện như: đau bụng, nôn, tiêu chảy, khó thở, đau đầu, chóng mặt hoặc nặng hơn là hôn mê, co giật, xuất huyết.

Nếu trẻ bị ngộ độc nhẹ, gia đình chỉ cần để nạn nhân nôn ra càng nhiều càng tốt và cho trẻ uống nước đường, than hoạt tính. Nếu trẻ bị ngộ độc vì uống phải axít, kiềm hoặc xăng dầu thì tuyệt đối không được gây nôn. Trong trường hợp trẻ bị nhiễm độc qua da, niêm mạc, cha mẹ chỉ cần làm sạch bằng xà phòng hoặc nước sạch. Tuy nhiên, nếu trẻ bị ngộ độc với những dấu hiệu như: hôn mê, suy thở, co giật, co cứng toàn thân thì phải đưa đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

Thông thường, trẻ chủ yếu bị ngộ độc thuốc sâu, thuốc chuột, dầu hoả, thuốc chữa bệnh, thuốc tẩy, axít, bột giặt... Vì vậy, người lớn nên để các loại hóa chất lên cao, xa tầm với của trẻ.

Không nên đựng hoá chất trên vào vỏ chai nước ngọt, nước khoáng, lon bia, chai dầu ăn, bình, cốc hoặc những đồ dùng dễ gây nhầm lẫn cho trẻ.

Bé uống phải hóa chất

Nếu trẻ nuốt phải dầu hôi, nên cho uống từng ngụm nước để làm giảm nóng rát cuống họng. Với các hóa chất bay hơi như dầu hỏa hoặc các loại axit, bazơ, tuyệt đối không nên tìm cách cho trẻ nôn vì chất độc có thể tràn vào khí quản, gây bỏng thực quản hoặc làm viêm phổi nghiêm trọng. Các trường hợp này đều gây nguy hiểm tính mạng. Trước khi chuyển viện, có thể cho trẻ uống từ từ từng ngụm một nước lọc để bé qua cơn rát cuống họng.

Nếu uống nhầm thuốc diệt cỏ, việc gây nôn là điều cần làm ngay trong khoảng 1 tiếng đầu kể từ sau khi nuốt phải.

Nếu uống nhầm thuốc diệt cỏ, việc gây nôn là điều cần làm ngay trong khoảng 1 tiếng đầu kể từ sau khi nuốt phải. Có thể móc họng hoặc cho bé uống siro ipeca 10-15ml ở trẻ em để gây nôn. Khi bé nôn, nên để đầu bé hạ thấp hoặc nằm nghiêng để tránh dịch nôn sặc vào phổi hoặc khí quản gây ngạt thở. Sau khi gây nôn thành công, tiếp tục cho bé uống than hoạt tính 1g/kg/lần pha uống; hoặc uống đất sét. Những loại này hấp thụ paraquat trong thuốc trừ sâu rất tốt. Sau cùng, nhanh chóng đưa bé cấp cứu tại cơ sở y tế gần nhất.

Bé bị hóc dị vật

Nên đặt bé nằm sấp trên đùi, đầu chúc xuống và hướng về phía trước. Khum bàn tay mẹ lại và vỗ dứt khoát từ 7-10 cái ở phần giữa xương bã vai để bé nôn ra ngoài. Với trẻ lớn hơn, có thể hướng dẫn bé tự chúc đầu xuống thấp hơn ngực và thực hiện tương tự.

Bị vật sắc nhọn đâm

Khi đó, các bạn kông cố lấy khi đã cắm sâu vào thịt mà cần phải rửa sạch vết thương bằng ôxy già hoặc nước sạch. Tuyệt đối bố mẹ không được cố lấy những dị vật đã cắm sâu vào vết thương mà nên sát khuẩn và băng cố định dị vật tại chỗ bằng khăn xô đủ chặt để cầm máu.

Nếu vết thương ở ngay mạch máu thì nên ấn vào đường đi của mạch máu ở phía trên vết thương, đồng thời băng ép đủ chặt để cầm máu. Sau đó phải đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

Các vật gây thương tích như dao, kéo, đinh… có dính bùn đất, phân hoặc gỉ có thể gây uốn ván và các nhiễm trùng nặng khác, nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để tiêm phòng. Nhưng cách phòng tốt nhất là các bậc cha mẹ nên cất riêng đồ sắc nhọn, tránh lối ra vào và để xa tầm với của trẻ.

Cách xử trí khi bị bỏng lửa, dầu ăn và nước sôi
Cách xử trí khi bị bỏng lửa, dầu ăn và nước sôi
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Khi bị bỏng lửa, dầu ăn và nước sôi bạn hãy nhớ thực hiện ngay các mẹo nhỏ dưới đây.
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn