Tết xong nặng gánh!

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Ăn Tết xong, chơi Tết xong là nỗi lo thắt lưng buộc bụng, thắt chặt chi tiêu để năm sạu lại bung sức, bung tiền ra cho một cái Tết lãng phí.

Từ ngày nhỏ tôi được dạy rằng dân tộc Việt Nam là một dân tộc cần cù. Người Việt "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" để một năm có "ba ngày Tết". Những quy định ngàn xưa về Tết với "Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ-  Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh" như là một thứ mặc định mang tính truyền thống mà dù giàu, dù nghèo thì gia đình nào cũng phải thực hiện. Những ngày Tết, như một thứ "thần dược" để người ta quên đi gánh nặng áo cơm, nỗi lo gạo tiền để rồi sau Tết, chu kỳ lo toan lại tái lập không thể tránh khỏi.

Tôi hỏi bạn mình có muốn thực hiện điều đó như anh chàng đồng nghiệp người Hàn Quốc không thì bạn đáp rằng không. Lý do đơn giản là vạn vẫn có một gia đình ăn Tết rất truyền thống, những người họ hàng sẽ mời bạn rượu bia mỗi khi ghé thăm nhà họ chúc Tết và ngược lại. Bạn không dám khác biệt với mọi người nên những chuyến du lịch đã đời vẫn chỉ là mong muốn....

Thế đấy, ăn Tết xong, chơi Tết xong là nỗi lo thắt lưng buộc bụng, thắt chặt chi tiêu để sang đến năm sạu lại bung sức, bung tiền ra cho một cái Tết giàu tính lãng phí. Có lẽ tôi không thuộc tuýp người như vậy nên đầu năm nào tôi cũng chọn cách đi làm, trực Tết.

Để những ngày con lại của năm dẫu không "vui như Tết" thì chí ít cũng rộn tiếng cười vì túi tiền mình mở ra cho nhiều việc có ích khác không liên qua đến Tết.

Trước Tết. Bạn phải tặng quà Tết, mua sắm quần áo, cây hoa chưng Tết.v.v.. Tết. Bạn phải lì xì, phải đi đó đây thăm họ hàng, bạn bè.v.v.. Ngay cả ngôi nhà của mình bạn cũng phải quét dọn sạch sẽ, thậm chí làm mới với biết bao công sức. Tóm lại, bạn phải chi khá nhiều cho cái gọi là "dịp Tết", bao gồm tiền bạc và sức khỏe. Vậy sao chúng ta không biến mỗi ngày của đời mình đều là những ngày "vui như Tết"? Tại sao chúng ta cứ phải để những ngày Tết mới là dịp dành cho gia đình, họ hàng hay đơn giản để đi du lịch, thư thả nghỉ ngơi?

Những ngày Tết cổ truyền dân tộc là những ngày kỷ niệm của hun đúc văn hóa nhiều thế hệ, điều này không sai. Nhưng những giá trị có thể trường tồn hay thay đổi theo thời gian cũng vẫn được kia mà. Xin hỏi Tết có mặt trái hay không? Là tôi, tôi ngay rằng có! Những buổi tiệc tất niên, tân niên nối tiếp nhau giúp chúng ta sánh vai cùng thế giới với tư cách của một cường quốc... tiêu thụ rượu bia chứ không phải là cường quốc hiệu quả kinh tế, cường quốc kinh tế bền vững.

Chỉ riêng việc những nông dân trồng hoa, cây kiểng khóc ròng vì sức mua năm nay giảm mạnh thôi cũng đủ mường tượng người nông có nguy cơ mất cái Tết như không. Vậy mà có những người không tiếc tiền mua bia rượu về chất đầy nhà "ba ngày Tết" lại sẵn sàng chờ đến chiều 30 Tết để mua hoa, cây kiểng cho rẻ. Rượu bia rồi cũng sẽ uống hết và những ngày làm việc uể oải tiếp nối sau Tết "nhờ" ăn nhậu sẽ "giúp" đất nước này trì trệ và lặp lại cái vòng lẩn quẩn nghèo cả năm- chơi Tết thả ga- lại nghèo cả năm.

Bạn tôi có một đồng nghiệp là một nhân viên văn phòng người Hàn Quốc. Anh ta chia sẻ rằng mỗi năm anh ta có 10 tháng làm việc cật lực để kiếm tiền và tạo ra những giá trị từ công việc mà mình yêu thích. 2 tháng còn lại anh ấy xách balo lên và đi du lịch. Ban đầu, anh ta đi hết Hàn Quốc và sau đó là những quốc gia khác nhau, Việt Nam chẳng hạn. Nhờ những chuyến đi "vui như Tết ấy" mà công việc của anh chàng Hàn Quốc kia luôn đạt hiệu quả cao hơn người khác, mức lương cũng vì thế tăng lên và những chuyến du lịch càng xa, càng "chất lượng" hơn.

Phụ nữ năm mới, thống trị mới
Đàn ông cho rằng: Phụ nữ là nguyên nhân sụp đổ của các triều đại. Tôi thì nghĩ: Phụ nữ chính là động lực để các triều đại mới ra đời.
Theo:  khoevadep.com.vn