Chuyện cũ nói đi nói lại
Nếu đã bỏ qua, tha thứ cho nhau đừng nhắc lại chuyện cũ. Kể cả đối phương đã sai nhưng nếu bạn nhắc lại thì tự bạn hủy hoại chính sự tôn nghiêm của bạn. Việc nhắc lại chuyện cũ sẽ khắc ghi vào trong lòng đối phương về sự hẹp hòi của bạn. Việc nhắc lại chuyện cũ sẽ khiến khoảng cách vợ chồng ngày càng xa, biến việc nhỏ thành lớn và người kia không cảm thấy được sự tha thứ nữa.
Lôi bố mẹ đối phương ra chỉ trích
Ngay cả lúc nóng giận cũng không nên lôi bố mẹ đối phương ra chỉ trích. Vợ chồng cãi nhau là việc của hai người, lôi bố mẹ vào là khiến câu chuyện thêm căng thẳng. Ai cũng bảo vệ bố mẹ mình hơn nữa sẽ cảm thấy không thể chấp nhận được khi người kia xúc phạm bố mẹ mình. Con người hơn nhau ở chỗ giáo dưỡng, mở miệng mắng người khác đã là điều không nên, đừng nói đến việc xúc phạm cả bậc tiền bối trong nhà. Với nhiều người thì điểm giới hạn trong hôn nhân lại chính là cha mẹ của họ, nếu người kia không tôn trọng cha mẹ họ thì coi như hôn nhân chấm dứt.
Vợ chồng tranh cãi trước mặt người khác
Trước mặt bạn bè hoặc người thân, bất kể chồng hay vợ đều cần phải giữ thể diện cho đối phương. Việc không giữ thể diện cho đối phương chính là cách giết hôn nhân rất nhanh. Dân gian có câu nói: “Một bàn tay chẳng làm nên tiếng vỗ”, vậy nên vợ chồng thì phải cùng lùi cùng tiến, yêu thương bao dung độ lượng cho nhau, đó mới là hạnh phúc.
Vợ chồng cãi nhau trước mặt con
Cãi nhau trươc mặt con khiến cho hôn nhân trở nên bi thảm, và là dấu hiệu báo cho sự rạn nứt. Khi vợ chồng đã không thể hiện được sự tôn trọng trước mặt con cái sẽ khiến cho gia đình thành độc hại với con trẻ. Chứng kiến bố mẹ cãi nhau, con cái sẽ tổn thương. Điều đó là lỗi lớn với con. Nếu như con cái sống ở gia đình không cảm nhận được sự yêu thương hòa ái thì vô tình hành vi của cha mẹ lại là sự tổn thương to lớn cho chúng. Là vợ chồng thì hãy làm tấm gương cho con cái học tập.
Tranh cãi, chỉ chiết khi một người ốm
Lúc người kia ốm vẫn chỉ trích tranh cãi là tàn nhẫn, vượt giới hạn. Lúc họ ốm họ cần nghỉ ngơi tĩnh dưỡng, người ngoài đôi khi còn phải tránh, nói gì vợ chồng.
Đập phá đồ khi cãi nhau
Cãi nhau mà còn đá thúng đụng nia là thêm dầu vào lửa. Điều này còn khiến động đến người xung quanh nên hôn nhân càng trở nên tăm tối. Mà đồ vỡ thì thiệt thân, chính mình lại phải bỏ tiền ra mua. Cãi nhau kẻ đúng người sai vẫn cứ là cả hai đều bại, tiền mất tật mang, đồ vỡ thì tim tan, vợ chồng hà tất phải vậy.
Nói lời sát thương nhau
Lời nói đọi máu nên người xưa dạy rồi nói phải lựa lời. Nói cho hả miệng mình nhưng sẽ ghim vào lòng đối phương sự ám ảnh khó quên. Điều đó sẽ khiến cho hôn nhân trở nên lạnh nhạt dần. Lời nói như kim đâm đôi khi ghim cả đời không quên nên khó mà có thể quay lại ban đầu.
Hay dọa sống chết sinh tử
Chuyện sống chết đừng tùy tiện nói. Mang chuyện sống chết ra dọa nhau dễ gây thêm căng thẳng và sợ hãi cho đối phương. Họ cảm thấy người bạn đời bất ổn tâm lý nên rất khó có thể sống yên ổn và họ sẽ muốn tìm cách thoát chạy.
Vợ chồng dùng bạo lực
Lời nói bạo lực, bạo lực chân tay đều có thể giết chết hôn nhân. Đôi khi một cái tát má cũng gây oán giận và ghi hận. Vết thương ngoài da còn có thể trị, vết thương lòng chẳng thuốc nào bôi.
Dễ dọa ly hôn
Hễ cãi nhau đã dọa ly hôn sẽ khiến cho hôn nhân thành trò cười. Muốn xây dựng hôn nhân thì cần phải biết trân trọng điều đó tránh xem thường. Khi lời đã nói ra thì điều đó ám vào người dễ thành thật. Đừng để chỉ vì nóng giận nhất thời mà ân hận là mãi mãi.