Chè vừng đen
Trong vừng đen chứa nhiều dưỡng chất như: protein, vitamin E, dầu, axit folic, mà còn có tác dụng bổ máu, tốt cho hệ tiêu hóa, làm đẹp da và tóc, đồng thời kích thích quá trình sinh nở. Từ tuần thai thứ 34, 35, mẹ có thể nấu món chè vừng đen với bột sắn dầu và ăn tầm 3 lần/ tuần, mỗi lần ăn khoảng 1 bát cơm.
Dứa nên bắt đầu ăn vào tuần 39
Hầu hết các mẹ bầu đều được khuyên nên tránh xa dứa trong thai kì. Tuy nhiên điều này chỉ đúng trong những tháng đầu mang thai vì trong dứa có chứa nhiều chất bromelain có tác dụng làm mềm cổ tử cung.
Do đó, kể từ tuần 39 của thai kì hoặc khi bạn nhận cơ thể thấy có những dấu hiệu sắp sinh thì bạn nên ăn hay uống nước dứa ép. Thức uống này có tác dụng kích thích tử cung co bóp, chuyển dạ dễ dàng.
Cam thảo
Các mẹ nhớ nhé, cam thảo không được dùng trong lúc mang thai đâu ạ! Nhưng nếu đã sắp đến ngày “vỡ chum” thì một tách trà cam thảo pha với nước cam và 1 quả ô mai sẽ giúp cổ tử cung mẹ mở nhanh hơn đó!
Nước lá tía tô
Theo kinh nghiệm dân gian, nước lá tía tô giúp quá trình chuyển dạ diễn da nhanh chóng hơn, kích thích cổ tử cung mở nhanh hơn và giảm cơn đau đáng kể. Vì vậy, mẹ bầu nên uống nước lá tía tô trước ngày dự sinh khoảng 1 tuần.
Một vài chất trong nước lá tía tô có tác dụng làm mềm cổ tử cung và thúc đẩy cổ tử cung mở nhanh hơn. Loại thức uống này, mẹ có thể uống khi cơ thể mẹ bắt đầu xuất hiện các cơn đau đẻ.
Mẹ lưu ý nên nấu nước lá tía tô đặc để có hiệu quả tốt nhất nhé, sau khi nấu xong, để nguội rồi uống liên tục thay nước khoảng 0,5 – 1 lít.
Đặc biệt, trong dứa có chứa bromelain – một chất có tác dụng làm mềm tử cung, từ đó kích thích chuyển dạ nhanh hơn.
Rau húng quế
Loại rau thơm này sẽ giúp các bữa ăn của mẹ thêm đậm đà hơn. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên sử dụng húng quế trong những tuần cuối thai kỳ thôi nhé. Nó sẽ giúp quá trình chuyển dạ của mẹ dễ dàng và nhanh chóng vượt qua được cơn đau khi sinh nở.
Ăn cà tím vào tuần cuối cùng của thai kì
Vào tuần cuối cùng của thai kì, các mẹ nên ăn những món ăn được chế biến từ cà tím như: cà tím bung thịt, cà tím xào, canh cà tím vv. Kết hợp ăn rau lang và cà tím xen kẽ để công cuộc sinh nở diễn ra dễ dàng vì tử cung của mẹ co giãn đã rất tốt rồi.
Một số đồ ăn cay
Một số mẹ bầu chia sẻ rằng thức ăn cay có tác dụng rất tốt trong việc kích thích chuyển dạ.
Mới đây có một vài nghiên cứu cũng chứng minh được rằng đồ ăn cay sẽ giúp mẹ giảm bớt cơn đau đẻ hơn nhờ vào sự xuất hiện của capsaicin, một loại hormone giúp cơ thể bớt đau đớn hơn.
Tuy nhiên, ăn cay lại dễ dẫn đến chứng khó tiêu nên mẹ cần xây dựng một chế độ ăn cay phù hợp nhé.
Tỏi và chất xơ
Tỏi là thực phẩm giúp hệ tiêu hóa của mẹ bầu hoạt động ổn định và thúc đẩy việc đi tiêu dễ dàng hơn. Khi không gặp phải tình trạng táo bón, không gian bên trong ổ bụng sẽ rộng rãi hơn giúp bé thuận lợi di chuyển xuống khung chậu. Nếu nằm ở vị trí này, thai nhi sẽ tương tác với tử cung và giúp cổ tử cung mở rộng nhanh hơn.
Bên cạnh đó, các mẹ cũng nên bổ sung nhiều chất xơ. Rau xanh và hoa quả là hai loại thực phẩm mẹ hãy ưu tiên hàng đầu trong tháng cuối thai kỳ.
Cà tím có công dụng giúp cổ tử cung co giãn khi mẹ sinh.
Nước dừa nóng
Theo dân gian truyền lại, khi cơ thể mẹ bắt đầu xuất hiện các cơn co thắt, mẹ hãy lấy một quả dừa tươi đã chặt phía trên phần đầu, rồi để lên bếp đun nóng. Sau đó uống hết chỗ dừa đó khi vẫn còn nóng và ăn thêm một quả trứng luộc. Hai loại thực phẩm này sẽ giúp cổ tử cung của mẹ mở rộng, nhanh hơn. Tuy chưa có nghiên cứu nào chứng minh tác dụng của nước dừa nóng và trứng luộc nhưng đó cũng là một ý kiến mẹ có thể tham khảo.
Rau lang
Rau lang thường dùng để làm nhuận tràng nên bà bầu thường thêm nó vào bữa ăn hàng ngày. Đến cuối thai kỳ, ăn rau lang luộc hoặc nấu canh thường xuyên thì khi đau bụng đẻ, cổ tử cung sẽ mở nhanh chóng. Sau sinh, mẹ ăn rau lang cũng giúp sữa về nhiều hơn.
Với những loại thực phẩm này, mẹ tiện thứ gì đều có thể dùng được. Nhưng mẹ nhớ, trước khi muốn dùng những phương pháp dân gian, mẹ phải hỏi ý kiến bác sĩ vì mỗi người mỗi cơ địa và một thể trạng khác nhau.
Xem thêm: