Tạo ngân sách chi tiêu
Bạn hãy viết ra một ngân sách phù hợp với bạn. Loại bỏ bất cứ thứ gì mà bạn không thực sự cần hoặc thực sự chưa cần đến trong một thời điểm nhất định. Đây là bước quan trọng nhất bạn có thể thực hiện để sống thanh đạm và thiết lập bản thân để thành công.
Đặt ra mục tiêu tiết kiệm
Khi tiết kiệm tài chính, bạn nên đặt ra mục tiêu cụ thể. Ví dụ như, tiết kiệm cho dự định kinh doanh lớn/nhỏ; tiết kiệm để trả nợ, tiết kiệm cho những trường hợp khẩn cấp.
Nếu bạn không có mục tiêu rõ ràng khi tiết kiệm tiền thì kế hoạch sẽ khó được thực hiện liên tục, thậm chí mất động lực tiết kiệm khi có sự cố nào đó xảy ra.
Phân bổ tài chính theo cách chia tiền vào từng giỏ
Bỏ tiền vào từng giỏ là cách giúp bạn chi tiêu hợp lý và có một khoản tiết kiệm.
Giỏ thứ nhất là những khoản chi tiêu cố định hàng tháng: tiền ăn, điện nước, sinh hoạt, xe cộ... Thường số tiền bỏ vào giỏ này là 50% tổng thu nhập của bạn trong tháng.
Giỏ thứ hai là khoản hưởng thụ cá nhân, chiếm 10-15% thu nhập. Ví dụ, tiền xem phim, cafe, quần áo, giày dép...
Giỏ thứ ba là dự phòng thất nghiệp. Không ai biết trước rằng, mình có thất nghiệp trong thời gian tới. Vì thế, hãy tiết kiệm tiền từ hôm nay. Số tiền bỏ vào giỏ này khoảng 15% tổng thu nhập của bạn.
Giỏ thứ tư là tiết kiệm dài hạn/ngắn hạn có mục tiêu. Ví dụ, bạn có thể trích ra 15% tổng thu nhập để gửi ngân hàng, đầu tư chứng khoán, bất động sản...
Tiết kiệm tiền từ những điều nhỏ nhặt nhất
“Tích tiểu thành đại” là bài học luôn đúng trong mọi thời đại. Ngay bây giờ, hãy bắt đầu từ những việc nhỏ nhất như: tắt bớt đèn khi không sử dụng, chăm chỉ nấu cơm ở nhà thay vì ra cửa hàng ăn uống, sử dụng thẻ thành viên, tích điểm để có nhiều ưu đãi hơn,…
Tích trữ tủ đông của bạn
Tận dụng tủ đông của bạn để lưu trữ thức ăn. Nếu bạn được nhận phiếu giảm giá, hãy tận dụng chúng để mua sắm mọi thứ cho gia đình của bạn. Đối với đồ ăn, bạn cũng có thể làm điều đó. Tuy nhiên, hãy cân nhắc việc tích trữ một cách vừa đủ, bởi đồ ăn để quá lâu sẽ mất chất và thậm chí có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.
Sử dụng phiếu giảm giá bất cứ khi nào bạn có thể
Bạn nên tận dụng những voucher giảm giá để mua sản phẩm cần thiết cho cuộc sống hoặc cho cá nhân bạn. Bạn hãy cân nhắc đều vật dụng đó chưa cần thiết phải mua ngay lập tức, hãy chờ đợi mã giảm giá để bạn có một giao dịch tốt hơn. Đây cũng là một cách để bạn có thể tiết kiệm chi tiêu của mình.
Thanh lý đồ
Có những thứ bạn có thể đang đặt trong nhà bạn nhưng chúng hầu như không sử dụng được hoặc không được sử dụng đến. Nếu chúng thực sự có giá trị cao, hãy bán chúng để bạn có chi phí đầu tư cho những thứ khác cần thiết hơn. Mặt khác, nếu giá trị của chúng không đáng kể, hãy cho hoặc tặng chúng cho người thân của bạn hoặc những người thực sự cần chúng.
Hạn chế việc ăn ngoài
Ăn uống bên ngoài thường xuyên có thể tiêu hao ngân sách của bạn đồng thời một số đồ ăn cũng không thực sự tốt cho sức khoẻ của bạn và những người xung quanh. Vì vậy, bạn nên dành thời gian để chuẩn bị các bữa ăn trong tuần, điều này đảm bảo bạn có thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cả gia đình. Thực chất, bạn có thể dành một buổi tối đẹp trời để ăn ngoài để tạo cảm giác mới mẻ cho những người thân của bạn.
Rửa và tái sử dụng
Thay vì vứt lọ, túi và hộp nhựa rỗng vào thùng rác, hãy rửa sạch và tái sử dụng bất cứ thứ gì. Điều này vừa giúp bạn có thể tiết kiệm ngân sách cho việc mua đồ mới vừa thân thiện với môi trường bởi những loại chai nhựa, hộp và túi nhựa mất rất nhiều năm để phân huỷ trong môi trường tự nhiên.