15 câu hỏi cha mẹ phải dạy con để ứng phó trong những tình huống nguy hiểm đang cận kề

13:53, Thứ tư 25/07/2018

( PHUNUTODAY ) - Để còn có kĩ năng tốt hơn trong việc ứng phó với những tình huống có thể dẫn đến nguy hiểm cho trẻ bạn bạn hãy hỏi con 15 câu hỏi sau.

Những kỹ năng dưới đây giúp trẻ khôn lớn, độc lập đồng thời giúp bé thoát khỏi những nguy hiểm trong gang tấc.

Đây là những câu hỏi và bài học bố mẹ nên chuẩn bị cho con để con bớt lúng túng hơn trong những tình huống hàng ngày gặp phải.

1. Con sẽ làm thế nào khi có kẻ lạ muốn đột nhập hoặc phá cửa vào nhà trong lúc bố mẹ đi vắng?

Con cần gọi điện cho cha mẹ ngay lập tức và tìm mọi cách để trốn trong phòng, khóa kín, tuyệt đối con không được tò mò mở cửa. Bố mẹ sẽ đủ tỉnh táo và kinh nghiệm để nhờ sự trợ giúp từ hàng xóm và gọi công an.

2. Con có nên tự ý lấy đồ ăn, đồ chơi của người lạ không?

15-cau-hoi-1

Điều này là hoàn toàn không nên. Cha mẹ phải giải thích cho con hiểu, con không được tùy ý lấy bất cứ món đồ nào của người lạ cho, con có thể gặp nguy hiểm.

3. Khi có người lớn lạ mặt gặp khó khăn, con có đồng ý giúp đỡ không?

15-cau-hoi-2

Con hãy từ chối, to và dõng dạc. Nếu người lớn thật sự cần sự trợ giúp họ sẽ tìm một người trưởng thành thay vì cầu cứu trẻ nhỏ.

4. Trong trường hợp ngôi nhà có nguy cơ bị hỏa hoạn mà không có người lớn ở cạnh, con sẽ phải làm gì?

Con cần chạy ngay ra khỏi chỗ đang cháy, tuyệt đối không tự tìm cách dập lửa một mình.

5. Con nên làm gì khi nguy cơ bị một con chó dữ tấn công?

Con phải thật bình tĩnh, tránh nhìn thẳng vào mắt chó để tránh khiêu khích chúng. Hãy hướng sự chú ý của chúng bằng bất cứ vật thể nào như mũ, ô hay vở. Ném vật thể đó sang bên một cách cẩn trọng và bắt đầu từ từ di chuyển khỏi vị trí bầy chó mà không quay lưng lại.

6. Nếu ngửi thấy mùi khí gas trong nhà, con nên làm gì?

Trẻ nên rời khỏi nhà hoặc căn hộ ngay lập tức, chạy sang hàng xóm và gọi số điện thoại của đội cứu hỏa. Tuyệt đối con không được tò mò tìm cách khóa ga.

7. Nếu con đang đợi thang máy và một số người lạ xuất hiện, con có nên bước vào thang máy cùng họ không?

15-cau-hoi-4

8. Con vừa mới gặp một bạn cùng tuổi con. Con có nên đến nhà bạn ấy nếu được mời không?

Dù là bạn nhỏ cùng tuổi mới quen, con tuyệt đối không nên theo bạn đó về nhà. Ngay cả khi họ tự giới thiệu là bạn của bố mẹ. Con chỉ được phép đến nhà ai đó khi được sự đồng ý của bố mẹ.

Hãy dạy con bạn từ chối lời đề nghị đi cùng thang máy. Thay vào đó, trẻ có thể nói đang chờ bố mẹ đến nên sẽ đi sau.

9. Con nên làm gì nếu phát hiện mình đang bị theo dõi

15-cau-hoi-3

Con hãy nhìn xung quanh chỗ nào có đông người nhất, ví dụ cửa hàng, quán ăn hay một nhà dân… sau đó gọi nhờ điện thoại cho bố mẹ.

10. Con nên cho ai vào nhà khi con ở một mình?

“Không được mở cửa cho người lạ” có vẻ là một quy tắc cả thế giới đều biết. Đảm bảo rằng con bạn hiểu chính xác điều này. Ngay cả những phụ nữ lớn tuổi có gương mặt hiền lành, tốt bụng và trẻ con cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ gây họa.

11. Con nên làm gì nếu đứng giữa một đám đông lớn

Con nên tránh ra ngoài rìa đám đông, nhưng tuyệt đối không đi ngược lại với đám đông.

12. Con nên làm gì nếu một người lạ túm chặt không cho con đi?

15-cau-hoi-5

Con cần thu hút sự chú ý của những người xung quanh. Trẻ có thể la lớn, khóc lóc, giãy giụa. Hãy hét to: “Đây không phải bố/me cháu”. Nếu cần thiết, trẻ có thể nhặt một hòn đá và ném vào cửa sổ hoặc chiếc xe ô tô gần nhất. Việc bồi thường thiệt hại sẽ không khiến bạn chịu nhiều tổn thất như hậu quả của việc con bị kẻ lạm dụng hãm hại.

13. Con nên làm gì nếu đang ở ngoài phố, giữa một cơn mưa gió và sấm sét?

Việc đầu tiên con phải làm là tìm một chỗ trú ẩn an toàn. Con có thể đi vào một cửa hàng xin trú nhờ hoặc sảnh một tòa nhà gần nhất. Tuyệt đối không được trú dưới các cây to, những chỗ có kim loại, bể nước hay xe ô tô. Nhớ rằng tia chớp nguy hiểm nhất là loại đi kèm ngay sau đó bởi một chuỗi sấm sét rền vang.

14. Con có nên lấy thuốc từ hộp cứu thương nếu bố mẹ không có nhà không?

Bố mẹ phải dạy con về sự nguy hiểm của thuốc. Ngay cả khi con đã rõ đó là thuốc gì thì cũng cần sự quản lý của bố mẹ. Con tuyệt đối không tự lấy thuốc để uống. Nếu con có vấn đề gì, cần liên hệ với bố mẹ ngay.

15. Con nên làm gì nếu ai đó đe dọa con hoặc người thân của con trên mạng?

Con không được sợ hãi, giấu diếm. Ngay lập tức con phải nói cho cha mẹ hoặc gọi tới đường dây nóng xin trợ giúp. Cha mẹ cần thiết lập được mối quan hệ tin cậy với con cái mà không xâm phạm riêng tư của trẻ.

Hãy hỏi con ngay những câu hỏi trên các bạn sẽ thấy những bất ngờ từ câu trả lời của trẻ từ đó định hướng cũng như hướng dẫn con để tránh cho con gặp những tình huống nguy hiểm.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Thu