Hình phạt đã thực thi rất đáng sợ
Người xưa cho rằng hình phạt đã thi hành thì chẳng thể nào thay đổi được. Thế nên việc thi hành án phải đặc biệt thận trọng, tránh những sai lầm không thể sửa chữa và gây ra những tổn hại không thể cứu vãn.
Sau khi tiếp nhận hình phạt, hình dạng và sức khỏe con người đã thay đổi không thể trở lại như ban đầu. Vì vậy, người trí phải học cách kiềm chế hành động của mình, không vi phạm pháp luật để tránh bị trừng phạt và làm hại chính mình.
Về sau này, người ta còn mở rộng ý nghĩa đã thành thì không thể thay đổi, để muốn nói rằng khi một sự kiện đã hình thành thì không dễ gì thay đổi được.
Nhân đã gieo thì quả tất thành
Khi bắt đầu hỗn loạn đến nay, một số đá hình thành nằm rải rác trên mũi đất, một số rơi xuống đáy hồ, qua hàng chục năm vẫn chẳng hề thay đổi. Ý nói hững sự kiện lớn khác xảy ra trong cuộc sống một khi đã hình thành thì không dễ thay đổi. Đó là lý nhân quả luân hồi nhiều kiếp mà Phật gia gọi là “quả báo”.
Phật dạy con người rằng, mọi phúc lành, khổ đau gặp phải trong đời đều có quan hệ nhân quả. Mọi việc con người làm, dù thiện hay ác, đều sẽ có quả báo: làm thiện là tạo nhân, phước là quả; làm ác là tạo nhân, và khổ là quả.
Quả báo trên đời này không nhất thiết phải hoàn trả, cho nên không phải ai cũng nhìn thấy quả báo thiện, ác ở trước mắt. Bởi vì nhiều người không nhìn thấy quả báo nên cho rằng chẳng có nhân quả.
Nhân quả có liên quan đến ba kiếp, kiếm trước, kiếp hiện tại và kiếp vị lai. Sự luân hồi sẽ không ngừng từ đời này sang đời khác cho đến khi hết báo ứng. Vì thời gian luân hồi quá dài nên con người dễ lạc lối hơn.
Quả báo dù thiện hay ác thì cũng liên quan đến mối quan hệ nhân quả phức tạp từ đời này qua đời khác. Khi nhân duyên hội tụ thì đó là ngày xảy ra quả báo.Sự giao thoa của nhân duyên có thể đến nhanh chóng, tức là ngay trong đời này, hoặc có thể bị trì hoãn trong nhiều đời trước khi quả báo xảy ra.
Trong quá trình hợp lưu của nghiệp này, có thể do nghiệp xấu con người đã làm nên ảnh hưởng đến việc hình thành, làm giảm bớt quả tốt. Cũng có thể do con người đã tạo nghiệp tốt, ảnh hưởng đến việc hình thành quả báo, nghiệp tuy nặng mà trả quả lại nhẹ. Nếu nghiệp đã tạo thì không thể thay đổi, chắc chắn sẽ nhận quả báo. Đây gọi là ''định nghiệp không thể tiêu''.