2 khung giờ thức giấc vào ban đêm cảnh báo bệnh gan
1 giờ sáng
Nếu bạn thường xuyên tỉnh giấc vào lúc 1 giờ sáng thì rất có thể gan đang bị tổn thương. Việc bạn thường xuyên thức giấc vào khung giờ này có thể bắt nguồn từ việc cơ thể suy nhược khiến chức năng gan suy giảm.
Bên cạnh đó, nếu gặp tình trạng khó đi vào giấc ngủ, đi ngoài ra máu thì bạn cần phải kiểm tra sức khỏe để tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh có phải xuất phát từ gan hay không.
3 giờ sáng
Khoảng thời gian từ 11 giờ tối đến 3 giờ sáng hôm sau là lúc gan nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng. Nếu bạn thường xuyên bị tỉnh giấc vào lúc 3 giờ sáng thì gan sẽ mất cơ hội được giải độc. Khi đó, cơ thể sẽ tích tụ lại nhiều cặn bã, độc tố và lâu ngày làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Một số dấu hiệu cảnh báo bệnh gan
Mất cảm giác thèm ăn
Chán ăn, cơ thể mệt mỏi là một trong những triệu chứng phổ biến và thường gặp ở người bị bệnh gan. Gan là bộ phận quan trọng trong cơ thể, đảm nhận nhiều nhiệm vụ khá nhau. Khi chức năng gan suy giảm, khả năng chuyển hóa và tổng hợp chất dinh dưỡng trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng. Khi đó, năng lượng được phân giải sẽ sụt giảm, cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, mất nước, chán ăn.
Chướng bụng, đầy hơi, đau bụng
Chướng bụng là một trong những dấu hiệu rõ ràng của bệnh gan. Khi chức năng gan suy giảm, nước sẽ bị tích tụ lại và làm bụng đầy hơi, gây đau bụng.
Ở giai đoạn sớm của bệnh gan, cơ thể sẽ không có biểu hiện cụ thể. Người bệnh vẫn có thể làm việc bình thường và gặp vài cơn đau nhẹ ở hạ sườn phải, bụng chướng nhẹ. Giai đoạn này có thể kéo dài đến vài năm.
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ bước vào giai đoạn muộn với các biểu hiện như ăn không tiêu, đầy bụng, chướng bụng, mệt mỏi.
Thông thường, khi ăn nhiều các thực phẩm giàu đạm, nhiều dầu mỡ… bạn cũng có thể gặp hiện tượng đầy bụng, chướng bụng. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này xảy ra trong thời gian dài, kể cả khi thay đổi chế độ ăn uống mà không hết thì bạn nên cẩn trọng. Hãy đi kiểm tra sức khỏe để phát hiện nguyên nhân càng sớm càng tốt.