Bé sơ sinh luôn khiến cha mẹ lo lắng bởi bé chưa biết nói cho cha mẹ biết tình trạng của mình, và cha mẹ thì cứ đoán già đoán non xem bé có sao không. Nếu thấy trên đầu trẻ sơ sinh có 1 trong 3 biểu hiện như: bị thóp, có cứt trâu hay không mọc tóc thì bố mẹ cần đặc biệt lưu ý kẻo ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của bé nhé!
1. Thóp
Thóp là một trong những nỗi lo của cha mẹ vì cha mẹ thấy nó mỏng manh quá, dễ làm bé tổn thương não bộ quá. Nhưng sự thật thì không như vậy đâu.
Thóp là vùng mềm giữa các xương sọ bên trên trán của trẻ sơ sinh. Có thóp trước và thóp sau. Thóp sau đóng lại lúc bé được 4 tháng. Thóp trước sẽ cứng lại trong khoảng 18 tháng tuổi, các xương sọ lúc đó sẽ liền lại. Nếu bé đã ngoài 2 tuổi mà thóp vẫn còn mềm, mẹ cần nói cho bác sĩ biết. Ngược lại, nếu mới trong 1, 2 tháng đầu mà bé đã liền thóp thì đấy cũng là điều bất thường, có ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của bé.
Các mẹ thường thấy thóp căng ra khi bé khóc, đó là việc hình thường. Cả hiện tượng nhìn thấy và sờ thấy thóp phập phồng cũng không có gì đáng lo ngại.
Thóp lúc nào cũng phải dẹt và đàn hồi. Nếu thóp bị phồng căng lên thì là hiện tượng bất thường, bé có thể bị bệnh ở màng óc. Nếu thóp hõm xuống là biểu hiện cơ thể bé thiếu nước.
Nếu vì một tai nạn nào đó mà thóp bị va mạnh hoặc tổn thương, phải đưa bé vào bệnh viện ngay.
2. Cứt trâu
Nhiều người cho rằng trẻ bị cứt trâu là do mẹ không chăm sóc bé sạch sẽ hoặc do bé bị nhiễm trùng hoặc cơ địa dị ứng. Tuy vậy, thật ra nguyên nhân sinh ra cứt trâu là do các tuyến bã nhờn của nang lông hoạt động quá mạnh. Khi các bã nhờn này tiết ra kết dính với số lượng lớn các tế bào chết sẽ làm cản trở quá trình bong tróc của các tế bào này và tạo thành các mảng bám bẩn trên da bé, điều mà dân gian vẫn gọi là cứt trâu.
Đa số các trường hợp cứt trâu sẽ tự hết sau ít tháng. Tuyệt đối không nên dùng các loại dầu gội có hóa chất mạnh để vệ sinh cho trẻ hoặc dùng tay cạy các mảng bám trên da đầu để loại bỏ cứt trâu vì có thể khiến tình trạng viêm nhiễm nặng thêm.
3. Bé không có tóc
Nhiều mẹ lo ngại bé bị hói vì nhiều mảng đầu bé đè lên gối khi nằm không có tóc. Thật ra, hiện tượng này là hình thường, chỉ do ma sát với chiếu nằm mà thôi. Lẽ dĩ nhiên, có nhiều bé khác cũng nằm như thế mà vẫn có tóc. Nhưng, tóc bé có thể mảnh mai hơn, dễ rụng hơn và bé hay nằm lâu ở một tư thế hơn là các bé khác, đặc biệt là nằm ngửa nên những nơi cọ xát nhiều với chiếu nằm, tóc sẽ rụng nhiều hơn.
Nếu bé đã lớn nhưng vẫn rụng tóc thì rõ ràng là có vấn đề cần chú ý: có thể bé có thói quen giật tóc hoặc soắn tóc mình. Ngoài ra, sau khi khỏi bệnh sốt thương hàn cũng bị rụng tóc. Một số dược phẩm, thuốc uống cũng có tác dụng như vậy.
Một số ít các bé có những mảng da trống không có tóc trên đầu do bị nấm tóc, cần phải chữa trị ngay vì bệnh này có thể kéo dài và lây.
Một số trẻ từ 2 tuổi trở lên bị rụng tóc từng mảng lại do những nguyên nhân tâm lý.
Nói chung, khi xác định một bé có chứng rụng tóc, cần phải đưa tới bác sĩ để tìm nguyên nhân và chữa trị.
* Tham khảo các biện pháp sau để loại bỏ cứt trâu trên đầu trẻ:
– Trước khi đi ngủ buổi tối, thoa một lớp mỏng dầu oliu hoặc vaseline lên đầu trẻ. Sáng hôm sau, bạn sẽ thấy lớp cứt trâu bong ra. Lúc này, dùng một chiếc bàn chải thật mềm để loại bỏ các mảng bong tróc này.
– Tắm gội hằng ngày cho trẻ bằng sữa tắm gội dành riêng cho trẻ sơ sinh, có độ PH thấp hoặc dùng loại dầu gội có Biotin. Nên nhớ, trước khi tắm nên thoa lên đầu trẻ một lớp dầu oliu và giữ nguyên như thế trong khoảng nửa tiếng để cứt trâu bong tróc dần ra.
– Sau khi tắm, dùng một chiếc khăn mềm, khô vỗ nhẹ lên đầu vùng đầu có cứt trâu. Sau khi cứt trâu bong ra, dùng một chiếc bàn chải mềm chải sạch các mảng bong tróc này.
- Ngoài ra, một số mẹo dân gian cũng có thể giúp loại bỏ cứt trâu như thấm nước chè đặc lên vùng đầu có cứt trâu trước khi gội hoặc lấy 10g quả bồ kết đem nướng giã nhỏ bôi vào vị trí có cứt trâu khoảng 15-20 phút gội đầu cho trẻ. Ngày làm 1 lần. Tùy lượng cứt trâu nhiều hay ít mà dùng trong 1 hay vài ngày.
- Chỉ cần xoa một vài giọt sữa mẹ lên da đầu trẻ một vài lần trong ngày sẽ giúp vết cứt trâu trên đầu trẻ dần mất đi.
- Sau cùng, mẹ nhớ không nên bịt đầu trẻ quá kín bằng những loại mũ dày khi trẻ ở nhà. Nếu ra đường khi trời trở lạnh nên dùng những loại mũ cotton có độ thấm hút tốt để giữ ấm cho trẻ nhằm tránh tình trạng ẩm ướt khi trẻ đổ mồ hôi.
Xem thêm:
1.
Mẹ bầu đi đẻ sẽ nhàn tênh nếu biết áp dụng các tư thế này trong thời gian chờ sinh
2.
Thực đơn cả tuần vừa ngon vừa dinh dưỡng cho các mẹ tham khảo
3.
Mẹ bầu đi đẻ sẽ nhàn tênh nếu biết áp dụng các tư thế này trong thời gian chờ sinh