Bao sái bàn thờ ngày nào đẹp?
Phong tục "bao sái bàn thờ" ngày Tết của người Việt không chỉ là việc lau dọn mà còn là nghi lễ tâm linh sâu sắc, thể hiện lòng kính trọng và biết ơn đối với tổ tiên. Qua đó, nó còn mang ý nghĩa cầu chúc cho một năm mới an lành và thịnh vượng.
Nghi thức bao sái bàn thờ vào ngày nào, thực hiện trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo là thắc mắc của nhiều người bởi đây là nghi thức quan trọng của người Việt trước khi đón năm mới.
Nếu để bát hương quá đầy cũng sẽ cản trở việc khí lưu chuyển, ảnh hưởng đến vận khí của gia chủ. Tỉa chân hương, lau dọn và sắp xếp bàn thờ sẽ giúp bàn thờ sạch sẽ, phong quang và trang nghiêm hơn.
Việc lau dọn bàn thờ có làm quanh năm nếu chân nhang trong bát hương đã đầy.
Tuy nhiên, những ngày cuối năm lại đòi hỏi sự chu đáo, cẩn trọng hơn vong việc làm sạch bàn thờ. Bởi đây là dịp để xua đuổi những điều cũ kỹ và không may, đồng thời giúp bàn thờ gọn gàng, tố hảo đón năm mới bình an, may mắn..
Theo quan niệm dân gian, sau khi ông Công ông Táo lên chầu trời, các vị thần sẽ rời đi nên bàn thờ - nơi an tọa của các vị thần sẽ bị trống. Bởi vậy, đây là thời điểm thích hợp để bao sái bàn thờ, tỉa chân hương mà không sợ ảnh hưởng đến việc thờ cúng hay động chạm đến bàn thờ.
Như vậy, công việc rút tỉa chân nhang, dọn dẹp bàn thờ, tổng vệ sinh phòng thờ nên thực hiện sau khi đã hoàn thành lễ nghi cúng 23 tháng Chạp, cúng ông Công ông Táo.
Việc lau dọn bàn thờ nên được thực hiện xong xuôi trước ngày 30 tháng Chạp, bởi ngày đó, ông Công, ông Táo sẽ quay trở lại trần gian.
Thời điểm bao sái dịp cuối năm nếu có điều kiện thời gian nên lựa các ngày Thiên Xá, ngày có Trực Trừ, hoặc các ngày có Thiên Tinh tốt đáo tới để tiến hành.
Những ngày tốt để bao sái ban thờ và đón tết Giáp Thìn 2024:
- Ngày 02/02 dương lịch (tức 23 tháng Chạp)
- Ngày 06/02 dương lịch (tức 27 tháng Chạp)
- Ngày 08/02 dương lịch (tức 29 tháng Chạp)
Chọn ngày đẹp với nhiều thiên tinh giúp thanh lọc không khí trường và làm tăng vượng khí cho ban thờ. Các ngày này cũng tối ưu hóa kết nối mong muốn và nguyện ước của gia đình.
Ngoài ra, một số chuyên gia phong thủy khác đề xuất ngày 23 tháng Chạp (2/2/2024 dương lịch) - ngày Tư Mệnh Hoàng Đạo là lựa chọn tốt nhất để tỉa chân nhang và bao sái ban thờ. Ngày này, mặc dù tiễn Táo quân chầu trời, nhưng được coi là ngày thuận lợi cho nghi thức này.
Trong trường hợp không thể sắp xếp vào các ngày này, quan trọng nhất là chọn giờ thuận lợi trong ngày khác để thực hiện bao sái. Tuy nhiên, tâm linh và lòng thành kính đối với Phật thánh, thần linh, và gia tiên vẫn là yếu tố quyết định quan trọng nhất. Tuân thủ quy trình và tránh các sai phạm là điều cần chú ý trong quá trình bao sái ban thờ.
Chuẩn bị cho việc bao sái bàn thờ
Người bao sái bàn thờ phải ăn mặc chỉnh tề, sạch sẽ. Thực hiện bao sái bàn thờ, tỉa chân nhang một cách nhẹ nhàng, tránh làm rơi, vỡ đồ cúng.
Không được lau dọn, bao sái bát hương của gia tiên trước bát hương của thần linh.
Khi lau dọn cần dùng nước ấm, sạch cùng rượu, gừng.
Sau khi đọc văn khấn xin phép, gia chủ tiến hành rút từng chân hương một, cho tới khi còn số lượng chân hương đẹp nhất (ở con số lẻ: 15, 17, 19; nếu là người làm ăn lớn, để lại 25, 27, 29 chân nhang để nối phúc khí cho năm tiếp theo).
Nếu phân định theo các bát hương thì bát hương thờ cộng đồng gia thần hay gọi nôm na là thần linh thổ công nên giữ lại 15 hoặc 25 chân nhang; bát hương thờ cộng đồng gia tiên giữ lại 17 hoặc 27 chân nhang; bát hương thờ bà cô, ông mãnh giữ lại 19, 29 chân nhang.
Chân hương sau khi rút sẽ mang đi hóa tro, đổ xuống sông hoặc vùi vào gốc cây sân vườn nhà, tuyệt đối không vứt ra rác.
Ngoài ra cần chú ý, khi rút tỉa chân nhang, gia chủ không nên làm xê dịch bát hương, không xê dịch bàn thờ. Sau khi thực hiện xong, cần phải thắp hương cẩn báo lại các cụ, thần linh.
Khi lau dọn tổng vệ sinh bàn thờ, phòng thờ, tối kị mở toang các cửa phòng thờ ra. Ánh nắng, ánh sáng dương quang chiếu rọi vào bàn thờ gây tổn hại linh khí, phạm Dương Quang Sát. Phòng thờ quanh năm buông rèm tối, tránh ánh sáng bên ngoài, được dùng điện phía trong và suốt 24h bật 2 cây đèn đỏ hoặc đèn vàng.
Văn khấn bao sái ban thờ
Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần).
Con kính lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Con kính lạy ngài đương niên Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần.
Con kính lạy ngài bản cảnh Thành Hoàng chư Vị Đại Vương.
Con kính lạy ngài bản xứ Thần linh, bản gia Thổ Địa
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân
Con kính lạy các bậc Tiên gia, các chư vị Tôn Thần cai quản trong đất này, xứ này.
Con kính lạy Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng tổ Tỷ, Bá thúc huynh đệ, cô dì tỷ muội, nội ngoại dâu rể, hội đồng Gia tiên họ .................
Cúi xin các ngài cùng Gia tiên chứng lễ hiển linh chứng giám lòng thành của con cháu.
Hôm này, ngày ...... tháng ...... năm ...... (âm lịch)
Tên con là:……….. sinh năm .....
Cùng các các thành viên gia đình: (Họ tên........ năm sinh .......), ngụ tại địa chỉ: .......
Hôm nay, nhằm ngày lành tháng tốt cuối năm mãn khí, gia đình chúng con xin phép các chư vị Tôn Thần cùng Hội đồng gia tiên họ ....... Xin phép cho chúng con rút tỉa chân nhang, bao sái ban thờ để đón tết Nguyên đán .......
Chúng con xin phép chư vị Tôn Thần: Ngài Đương Niên Thái Tuế, ngài bản cảnh Thành Hoàng, ngài bản gia Táo Quân cùng các chư vị Tôn Thần chứng giám lòng thành. Cầu xin các ngài che chở cho gia đình chúng con bốn mùa hưng vượng, có quý nhân phù trợ, tài lộc vượng tiến, tai ách đều qua, tâm cầu sở đắc, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con xin phép gia tiên tiền tổ, hương linh nội ngoại, đồng đẳng gia quyến họ .......
Cầu xin gia tiên phù hộ cho gia trung thuận hòa, gia đạo hưng vượng, cảnh nhà yên vui, con cháu thông minh học giỏi, vợ chồng thương yêu bảo ban nhau, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cầu xin các ngài cùng gia tiên hoan hỉ chứng lễ.
Chúng con tâm thành cẩn cáo.
(*) Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.