3 câu người khôn ngoan nhất định sẽ nói khi có người hỏi vay tiền

( PHUNUTODAY ) - Khi vay và trả tiền, bạn cần có một số kỹ năng để không đắc tội với người khác và bản thân không rơi vào thế bị động. Nhưng người thông minh sẽ xử lý tình huống này theo những cách khác nhau.

Vay tiền để làm gì?

Khi bạn kiếm được một số tiền hoặc có một ít tiền tiết kiệm, bạn hẳn đã từng nhận vài câu hỏi như: "Nghe nói gần đây anh kiếm được rất nhiều tiền, anh sẽ không từ chối nếu tôi vay đúng không?” hay “Gần đây mình đang kẹt tiền, bạn cho mình vay nhé”.

Họ thậm chí không đề cập đến việc họ muốn vay tiền để làm gì, trong lòng cũng không mấy băn khoăn. Thứ duy nhất họ quan tâm là bạn đang có một món tiền và họ có thể trông cậy được ở đó.

Có câu: "Cứu nguy chứ không được cứu người nghèo”. Tất nhiên, nếu bạn quên mang tiền vì bạn ra khỏi nhà, hoặc người nhà của bạn xảy ra sự cố cần sử dụng tiền chữa bệnh, bạn phải mượn. Đó là những trường hợp bất khả kháng.

vay-tien

Đối với những người bạn xã giao hoặc đơn giản là những người quen tiêu xài phung phí, tốt nhất bạn nên cẩn trọng. Tốt hơn hết là không nên cho người không thân quen mượn tiền.

Khi ai đó mượn tiền, trước hết xem mối quan hệ có đáng tin tưởng hay không, sau đó xem đến lý do rồi hãy quyết định.

Khi nào bạn trả?

Một học giả cũng đã thực hiện một cuộc khảo sát đặc biệt, kết quả rất thú vị:

Sau khi vay tiền, bên vay có thể trả lại đầy đủ và đúng hạn chỉ 24,2%, tức là chưa đến 1/3, “bằng mặt nhưng không bằng lòng” chiếm tới tới 80% và 7,2% chọn cắt đứt. Đây là một thực tế rõ ràng!

Rõ ràng bạn là người cho vay tiền nhưng bạn lại phải hạ thấp mình đi đòi nợ, nếu ép quá tình cảm cũng vì thế mà rạn nứt. Đến khi trả được tiền thì cũng là lúc người nợ và người cho mượn tiền cắt đứt quan hệ.

Người ta vẫn nói, nếu bạn muốn mất đi một người bạn, hãy cho anh ta vay tiền, dù mối quan hệ có sâu đậm đến đâu thì cũng sẽ dễ dàng bị hủy hoại khi đối mặt với tiền bạc.

Khi cho vay tiền, bạn phải đo lường tính cách của bên kia và xác định thời gian trả nợ, tốt nhất nên tìm người làm chứng, để bên kia không cảm thấy vay tiền dễ dàng.

Giả vờ đi vay hộ để tạo áp lực cho người vay

Nếu người thân hoặc bạn bè vay tiền mà không thể từ chối, bạn có thể kiếm cớ để bảo lãnh cho mình.

Ví dụ, khi ai đó thân thiết vay tiền bạn để giải quyết việc cấp bách, trước khi đưa tiền cho họ nên nói rằng bản thân bạn cũng đang khó khăn, số tiền này là mượn của người quen và phải trả lãi. Nếu người đó chấp nhận vay, họ sẽ nghĩ đến việc trả lại tiền càng sớm càng tốt để giảm lãi vay.

Thực tế, cho người khác vay tiền thì dễ nhưng yêu cầu trả lại tiền mới khó. Nếu tỉnh táo và thông minh, hãy đặt ra cho người đi vay một số khó khăn có thể khiến tiền bạc của bạn trở nên an toàn hơn.

  • Thứ nhất, đối phương biết bạn đang mượn tiền của người khác để cho mình vay, sau này có thể không vay tiền bạn nữa nhưng họ vẫn sẽ luôn giành cho bạn sự biết ơn.
  • Thứ hai, điều này sẽ tạo áp lực tâm lý trả nợ cho đối phương.
  • Thứ ba, nếu bên kia không trả nợ thì sẽ có cớ để đòi tiền và tự tin hỏi lại nhiều lần.

Tiền bạc sẽ làm tổn thương tình cảm nên cần phải thận trọng khi cho người khác vay tiền. Dù mối quan hệ tốt đẹp đến đâu, cần rõ ràng minh bạch ngay từ đầu khi cho vay theo ba nguyên tắc trên, chắc chắn sẽ giảm thiểu thiệt hại về kinh tế cho chính bạn.

Theo:  saigonthethao.thethaovanhoa.vn copy link