1. Bỏ túi nguyên tắc “3 nên, 2 không nên” khi ăn uống để bảo vệ dạ dày
Nên ăn cháo gạo lứt
Gạo lứt có tính ôn hòa, chứa dầu thực vật và protein giúp bảo vệ thành dạ dày, phòng ngừa các chứng viêm loét. Ăn cháo gạo lứt có tác dụng làm ấm và dưỡng dạ dày.
Nên ăn sữa chua
Thói quen uống sữa chua giúp thúc đẩy nhu động ruột và dạ dày. Đây là một trong những thực phẩm có ích cho nhóm lợi khuẩn trong dạ dày.
Protein và axit lactic trong sữa chua còn giúp bổ sung dinh dưỡng cho dạ dày. Sau khi ăn đồ cay, bạn có thể ăn một ít sữa chua để trung hòa tính kích thích của vị cay, bảo vệ hệ tiêu hóa.
Nên uống trà phổ nhĩ
Phổ nhĩ là loại thức uống được làm từ trà đen, qua một quá trình lên men giúp cho các vi sinh vật có lợi phát triển giống như rượu vang. Trà có tác dụng loại bỏ độc tố và lớp dầu mỡ thừa bám ở thành dạ dày, đường ruột. Chất polyphenols trong trà ức chế sự sinh sôi của vi khuẩn, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Không nên uống nước ngọt có ga
Các loại nước ngọt có ga chứa nhiều thành phần hóa học, phẩm màu, nếu lạm dụng dễ khiến người uống chướng khí, đầy hơi. Người có hệ tiêu hóa kém nếu thường xuyên dùng thức uống này sẽ làm thành dạ dày mỏng dần, niêm mạc bị tổn thương, gây ra nhiều bệnh về tiêu hóa.
Không nên uống rượu bia
Uống nhiều rượu bia tăng nguy cơ tổn thương niêm mạc dạ dày, dễ viêm loét, nghiêm trọng hơn là xuất huyết. Chất cồn trong rượu có tính kích thích mạnh, có thể chứa nhiều chất độc hại khác nếu sản xuất không đảm bảo an toàn.
2. Những thực phẩm tốt cho dạ dày
Táo
Đúng vậy, táo có tác dụng bôi trơn hệ tiêu hóa, giảm các triệu chứng tiêu chảy, đồng thời cung cấp kcal cho cơ thể. Lớp vỏ táo chứa pectin – một loại sợi thiên nhiên có tính hòa tan, giãn nở khi gặp nước, có thể thúc đẩy sự hoạt động của dạ dày và đường ruột, giúp cho quá trình bài tiết thuận lợi hơn, cũng rất hữu ích với người bị táo bón.
Để tránh hệ tiêu hóa phải làm việc quá tải khi chống chọi với các cơn đau dạ dày, bạn có thể làm sinh tố hoặc các món mứt táo yêu thích.
Bánh mì nướng
Bánh mì nướng tạo thêm các axit trong dạ dày, khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn và không chứa quá nhiều chất béo. Tuy nhiên, lưu ý nhỏ là bạn hãy tránh xa bơ và mứt cho đến khi dạ dày của bạn làm việc tốt hơn.
Bánh mì nướng tạo thêm các axit trong dạ dày, khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn và không chứa quá nhiều chất béo.
Canh/Soup
Những người đau hoặc viêm loét dạ dày nên thường xuyên nấu các loại canh/soup. Một phần vì thức ăn khi đó đã được nấu chín, không gây áp lực với hệ tiêu hóa và giảm thiểu chất béo hấp thụ vào cơ thể.
Nước dừa
Nước dừa được xếp hạng thứ 2 trong nhóm chất lỏng tinh khiết sau nước tinh khiết. Nước dừa chứa nhiều các chất điện phân, canxi, kali, magie…và các chất khoáng tốt cho cơ thể, giúp giảm các vấn đề về tiết niệu và tiêu diệt các vi khuẩn đường ruột.