3 ngày đẹp nhất đi tảo mộ cuối năm để tổ tiên phù hộ, năm sau nhiều lộc hơn năm trước

( PHUNUTODAY ) - Vào những ngày cuối năm, các gia đình sẽ chuẩn bị đồ lễ để đi tảo mộ cuối năm.

Cuối tháng Chạp hàng năm, các gia đình sẽ đến phần mộ tổ tiên để dọn dẹp, làm lễ nhằm tạ ơn Thổ thần và mời gia tiên về đón năm mới.

Đây là dịp để con cháu bày tỏ tâm lòng thành kính cũng như sự hiếu thuận, đạo lý uống nước nhớ nguồn của ngươi Việt.

Công việc thường làm khi tảo mộ là nhổ bỏ cỏ dại, tu bổ cảnh quan xung quanh mộ.

Sau đó, con cháu sửa soạn hương hoa, vật phẩm, thắp hương mời gia tiên về nhà đón Tết.

tao-mo-cuoi-nam-02

Chọn ngày đi tảo mộ cuối năm

Thông thường, các gia đình có thể đi tảo mộ từ khoảng 20 tháng Chạp đến ngày 29 hoặc 30 tháng Chạp. Tùy theo phong tục địa phương và điều kiện của gia chủ mà thời gian đi tảo mộ sẽ khác nhau.

Gia chủ có thể tham khảo ngày tốt - xấu trong tháng Chạp và chọn ra những ngày phù hợp với gia đình để tiến hành việc tảo mộ cuối năm cho thuận lợi.

Từ nay đến 30 tháng Chạp năm Nhâm Dần có 3 ngày đẹp là:

- Ngày 24 tháng Chạp (15/1/2023)

- Ngày 26 tháng Chạp (17/1/2023)

- Ngày 28 tháng Chạp (19/1/2023)

Ngoài ra, các ngày 29 và 30 tháng Chạp là ngày bình thường.

Ngày 25 và 27 âm lịch là ngày Tam nương, ngày xấu.

Vì không quy định ngày giờ cụ thể nên gia chủ có thể lựa chọn khoảng thời gian phù hợp với gia đình để đi làm lễ tảo mộ, mời gia tiên về nhà cùng đón Tết.

tao-mo-cuoi-nam-03

Tùy theo phong tục địa phương và điều kiện gia đình mà lễ tảo mộ cuối năm có thể diễn ra theo quy mô nhỏ trong nhà hoặc đi theo dòng họ. Nếu là tảo mộ theo dòng họ thì thường làm vào ngày nghỉ để mọi người có mặt đông đủ.

Khi đi tảo mộ nên chọn lúc thời tiết thuận lợi, sức khỏe cho phép. Thời điểm tốt nhất trong ngày là chọn lúc tạnh ráo, ấm áp.

Nên đi tảo mộ khi trời còn sáng nhưng không nên đi quá sớm khi sương chưa tan và không đi quá muộn khi trời đã tối. Những thời điểm này không khí nặng nề, không tốt cho sức khỏe của người tảo mộ.

Khi đi tảo mộ về có thể hơ lửa hoặc tắm nước gừng để thanh lọc không khí, tránh âm khí bám vào người.

Sắm lễ

Empty

Tùy theo điều kiện gia đình mà đồ lễ chuẩn bị khi đi tảo mộ sẽ khác nhau. Gia chủ có thể mang theo hoa cúc, hoa hồng, hoa lay ơn... để đi tảo mộ.

Lễ chay có thể dùng bánh kẹo, gạo, muối, bóng, xôi chè...

Lễ mặn có thể dùng gà luộc, chân giò, rượu thịt...

Dù lễ chay hay lễ mặn thì nhất định phải có đèn, hương, chè, rượu, nước sạch, tiền vàng, hoa quả tươi.

Văn khấn tảo mộ

Nam mô a di đà phật! (3 lần)

Con kính lạy: Quan đương xứ thổ địa chính thần

Thổ địa Ngũ phương Long mạch Tôn thần

Tiền thần Chu Tước, Hậu thần Huyền Vũ, Tả thần Thanh Long, Hữu thần Bạch Hổ

Liệt vị Tôn thần cai quản ở xứ này.

Con kính lạy vong linh ..........Hôm nay là ngày…tháng…năm…,nhằm tiết ….. Chúng con là:............... Thành tâm sắm sanh phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo Chư vị Tôn Thần về việc lễ tạ mộ phần.

Nguyên có vong linh thân nhân của gia đình chúng con là:……….hiện phần mộ an táng ở noi này.

Đội ơn Chư vị Tôn thần che chở, ban ân, vong linh được yên ổn vui tươi nơi chín suối. Lại nhờ có duyên lành, gia đình chúng con được vong linh thường về ghé thăm, linh ứng giúp chỉ dẫn các công các việc được đầu xuôi đuôi lọt, nhờ thế toàn gia được an ninh khang thái, từng bước tiến bộ. Nay nhằm ngày lành tháng tốt, gia đình chúng con sắm sửa lễ tạ mộ những mong báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu kính.

Cúi xin Chư vị Tôn Thần lai giáng án tiền, nhận hưởng lễ vật, chứng minh tâm đức.Cúi mong vong linh chấp kỳ lễ bạc, lời kêu tiếng khấn, tờ đơn cánh sớ, tùy phương ứng biến, độ trì toàn gia, từ trẻ tới già, luôn được vui tươi, mạnh khỏe.

Chúng con dâng biếu vong linh tài mã gồm : ….(Đọc tên các đồ mã dâng cho vong nếu có)

Âm dương cách trở, bát nước nén hương, giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám. Cẩn cáo.

Nam mô a di đà phật! (3 lần)

* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.

Theo:  xevathethao.vn copy link