1. Thói quen nặn mịn sẽ khiến mụn mọc lên nhiều hơn
Khi bạn dùng tay chạm lên mặt để nặn mụn thì sẽ kích thích mụn mọc nhiều hơn, do vi khuẩn và bụi bẩn trên tay của bạn có thể ảnh hưởng đến các vùng lỗ chân lông khác gây mọc mụn.
Theo tờ Allure, bác sĩ da liễu Sejal Shah cho rằng vi khuẩn, chất dầu và nhân trong mụn trứng cá sau khi nặn có khả năng lây lan rất nhanh. Vì vậy, hãy bỏ ngay thói quen dùng tay nặn mụn nhé, mụn có thể sẽ mất đi khi ấy nhưng sẽ mọc lên nhiều hơn ở lần sau.
2. Thói quen nặn mụn làm nguy cơ nhiễm trùng da
Không ít trường hợp bị nhiễm trùng da mặt do thói quen cứ thích nặn mụn một cách tùy tiện, nhất là đối với mụn trứng cá, mụn mủ, mụn bọc... rất dễ bị nhiễm trùng da do bên trong có chứa nhiều mủ.
Khi dùng tay nặn mụn sẽ khiến vô vàn các vi khuẩn trên bàn tay bạn trực tiếp xâm nhập vào vết thương, kéo theo nhân vi khuẩn, tế bào chết, dịch nhầy, mủ lây lan sang các vùng da khác sẽ dẫn đến nhiễm trùng, mưng mủ và đau nhức lâu dài.
3. Tự ý nặn mụn sẽ để lại sẹo thâm trên da
Những đốm mụn trên mặt sau khi nặn và cho đến khi lành sẽ thường để lại một vết thâm sạm trên da mặt, nếu bạn dùng que nặn mụn chuyên dụng đã qua khử trùng thì vết sẹo thâm sẽ ít, ngược lại, càng dùng tay nặn thì thâm sạm sẽ càng nhiều.
Đây được gọi là tăng sắc tố sau viêm, xảy ra khi vùng da tối phát triển trên bề mặt của một nốt mụn đã lành. Nếu không muốn da mặt bạn có những vết thâm khó coi thì đừng tùy tiện nặn mụn bạn.
Khi bị mụn, nên làm gì?
- Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh, tăng cường rau xanh, hoa quả, cung cấp đủ nước, đặc biệt là nguồn dinh dưỡng nhiều kẽm vì trong kẽm có nhiều axit không no, các loại vitamin giúp tăng cường sức đề kháng, giảm hình thành mụn hiệu quả.
- Chăm sóc da kĩ càng, nên giữ da được sạch sẽ, tránh dầu nhờn và khói bụi, luôn chống nắng cho da và thường xuyên tẩy tế bào chết.
- Ngủ đủ giấc cũng là phương pháp giúp cho làn da khỏe mạnh.
- Tìm hiểu kĩ càng và lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da phù hợp với cơ địa.