4 BÍ QUYẾT bố mẹ CẦN NHỚ để giúp trẻ tự nguyện NGỦ SỚM

20:55, Thứ hai 26/02/2018

( PHUNUTODAY ) - Ngủ sớm rất có lợi cho sức khỏe, không chỉ giúp các cơ quan trong cơ thể trẻ được nghỉ ngơi nhiều hơn mà còn giúp cho trí não trẻ phát triển tốt. Tuy vậy, nhiều bậc cha mẹ chưa hiểu rõ vai trò của giấc ngủ đối với trẻ và chưa biết cách làm thế nào để trẻ ngủ được sớm hơn...

 1. Thiết lập lại thói quen đi ngủ

Nhiều bé từ 19h-20h đi ngủ, dần hình thành thói quen 22h-24h vẫn chưa chịu ngủ, gây mệt mỏi cho cả bố mẹ, người chăm. Lúc này, bạn cần lập lại thói quen ngủ sớm cho con như sau:

++ Dựa vào tháng tuổi của con để đẩy lại nếp sinh hoạt.

++ Dần dần đẩy giờ đi ngủ đêm của con sớm hơn mỗi ngày 15 phút cho đến khi bé có thể ngủ được vào lúc 19h.

++ Không cho con vận động, cười đùa nhiều trước khi ngủ, thay vào đó, bố mẹ có thể thực hiện các bài tập massage, kể chuyện cho con dễ ngủ và ngủ ngon.

++ Điều quan trọng nhất là rèn cho con “Tự ngủ” càng sớm càng tốt.

tre-ngu-ngay-e1430198282514

Muốn hình thành thói quen cho trẻ ngủ trước 9 giờ tối, bản thân cha mẹ cần phải làm gương và tạo mọi điều kiện dẫn dụ cơn buồn ngủ đến.

 

2. Cho con vận động nhẹ nhàng

Nhiều phụ huynh quan niệm, cho trẻ ngủ càng muộn thì trẻ sẽ ngủ càng say và nhiều hơn vào sáng hôm sau. Cũng có người cho rằng cho trẻ chơi đến mệt thì chắc chắn sẽ ngủ say, vậy nên, gia đình cứ tìm mọi cách cho trẻ vận động thật nhiều, đùa nghịch cười hét thật lớn và kết quả là: con vừa bị kích động mạnh, vừa bị quá giấc nên càng khó ngủ, dẫn đến con đi ngủ muộn hơn và quấy khóc khó chịu. Giấc ngủ ban đêm của con vì thế cũng không ngon, bé có thể mê sảng khóc cười lẫn lộn khi ngủ, bé trằn trọc, trở mình giữa đêm...

Vì vậy, để đảm bảo cho giấc ngủ của con, khoảng 1 tiếng trước giờ đi ngủ, hãy cùng nhau đi dạo và cho con vận động nhẹ nhàng để gân cốt được thư giãn và tinh thần thoải mái hơn!

3. Hạn chế các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé

Bạn cần hạn chế tối đa mọi tiếng ồn khiến trẻ bị phân tán giấc ngủ bằng cách tắt tivi, ngừng rửa bát, đi nhẹ nói nhỏ, đóng cửa phòng ngủ hoặc có thể bật nhạc không lời giúp trẻ dễ buồn ngủ hơn...

nguyen-nhan-gay-roi-loan-giac-ngu-o-tre-tu-ky

Bạn cần hạn chế tối đa mọi tiếng ồn khiến trẻ bị phân tán giấc ngủ.

 

Bên cạnh đó, trước khi đi ngủ, cần tránh những kích động, những trò chơi mạnh hoặc những chấn động tâm lý, hình ảnh bạo lực kinh dị trên TV, hay chứng kiến bố mẹ cãi nhau...ảnh hưởng tới trẻ.

4. Tạo thói quen đọc sách, kể chuyện như một khúc dạo đầu mỗi lần đi ngủ

Nên tạo một cảm giác yên tâm cho bé, vì khó khăn lớn nhất trong việc cho bé ngủ là bé luôn có cảm giác bị tách rời khỏi mẹ, bị mẹ bỏ rơi. Khi cho bé ngủ, nên hát hoặc kể một câu chuyện cổ tích cho bé nghe, nó sẽ giúp bé làm quen với một giờ ngủ nhất định và có thể đương đầu với khoảnh khắc cô đơn ấy.

5. Bật đèn ngủ hoặc tắt hẳn đèn để con bạn dễ ngủ và ngủ ngon hơn

Ánh sáng cũng là yếu tố có ảnh hưởng cực kỳ lớn tới giác ngủ của con trẻ. Khi trẻ ngủ, hãy bật hoặc tắt hẳn đèn ngủ để con bạn ngủ được sâu giấc hơn.

5

Hãy tôn trọng giấc ngủ của bé và nên tập cho bé ngủ một mình. 

 

Ngoài ra, hãy đặt bên trẻ một số vật dụng như thú nhồi bông, gối ôm hay quần áo của mẹ làm cho bé cảm thấy không phải ở một mình trong khi ngủ.

Xem thêm:

10 sai lầm khi chăm sóc trẻ nhỏ cha mẹ cần bỏ ngay

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
Tin nên đọc