Giá trị dinh dưỡng của gừng
Gừng là loại gia vị có tác dụng kích thích vị giác, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Khoảng 11 gram gừng tươi có thể cung cấp 8,8 gram calo, 0,2 gram chất béo, 0,08 gram chất béo, 1,43 mg natri, 1,96 gram carbohydrate, 0,22 gram chất xơ, 0,187 gram đường.
Gừng chứa các chất dinh dưỡng đa lượng như protein, chất béo, carbohydrate, các loại vitamin, khoáng chất. Các hoạt chất sinh học trong gừng mang lại lợi ích và tiềm năng điều trị bệnh.
Gừng chứa một số hoạt chất sinh học có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, giúp trung hòa các gốc tự do, ngăn ngừa stress oxy hóa gây tổn thương tế bào.
Trong đó, gingerol và shogaol là những hợp chất chính có tác dụng tạo ra vị cay nồng đặc trưng. Đây cũng là thành phần mang lại lợi ích cho sức khỏe. Ví dụ như 6-gingerol và shogaol có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm.
Ngoài ra, gừng còn chứa hợp chất paradol và zingerone, có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống viêm, mang lại lợi ích cho sức khỏe.
Bên cạnh đó, terpenoid và terpene trong gừng cũng có tác dụng bảo vệ các tế bào khỏi tổn thương.

Lý do nên dùng gừng mỗi ngày
- Gừng chống đầy bụng
Theo chia sẻ của bác sĩ Lê Văn Bình trên báo Sức khỏe và Đời sống, gừng có tác dụng hiệu quả trong việc giảm đầy hơi. Mặc dù không thể trị khỏi hoàn toàn nhưng uống nước gừng 1 lần/ngày sẽ giúp ngăn ngừa vấn đề liên quan đến axit và khí trong dạ dày.
Gừng kích thích tiêu hóa. Nó cũng có tác dụng làm giãn cơ. Nhờ đó, khí bị mắc kẹt trong đường tiêu hoa scungx được giải phóng.
- Hỗ trợ giảm đau khớp
Gừng có đặc tính chống viêm mạnh, có thể hỗ trợ việc điều trị tình trạng viêm khớp. Các chất dinh dưỡng trong gừng như mangan, đồng, magiê và vitamin B6 có tác dụng tốt trong việc cải thiện chức năng khớp.
Một số nghiên cứu gần đây còn cho thấy gừng giúp giảm sản xuất hormone gây đau ở người bị viêm khớp.
Bên cạnh đó, gừng có chứa gingerol, shogaol và zingerone giúp chống viêm, giảm sưng khớp. Gừng cũng giúp hỗ trợ giảm thoái hóa của sụn, nhờ đó cải thiện chức năng khớp.
- Giảm đau bụng kinh
Phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt có thể sử dụng gừng để điều trị tình trạng đau bụng. Gừng còn có tác dụng làm giảm chuột rút trong thời kỳ kinh nguyệt.
- Phòng ngừa tiểu đường
Gừng có tác dụng tốt đối với người bị tiểu đường, giúp hỗ trợ giảm lượng đường trong máu, điều chỉnh phản ứng insulin.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến nghị phụ nữ mang thai nên thận trọng khi sử dụng gừng. Ngoài ra, người đang sử dụng thuốc làm loãng máu cũng phải cẩn thận khi dùng loại thực phẩm này.
- Ngừa cúm
Gừng có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, kháng virus, giúp tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh cảm cúm.
Bảo vệ tim mạch
Gừng có chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp giảm sự hình thành mảng bám ở động mạch do cholesterol cao, từ đó ngăn ngừa hình thành các cục máu đông, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
4 cách sử dụng gừng được chuyên gia Đông y gợi ý
Theo bài viết của VTCnews, Lương y Nguyễn Trung Hái - Phó chủ tịch Hội đồng khoa học Trung ương Hội Đông y Việt Nam chia sẻ về việc sử dụng gừng đúng cách, mang đến lợi ích cho sức khoẻ.

- Sử dụng gừng đúng thời điểm
Theo Đông y, gừng có vị cay, tính nóng, tác dụng kích thích tiêu hóa, làm ấm cơ thể, chống viêm, giảm đau, giải độc, tăng cường tuần hoàn máu. Sử dụng gừng vào buổi sáng hoặc buổi trưa để cơ thể hấp thụ các dưỡng chất một cách tốt nhất. Do gừng có thể gây nóng trong nên cần hạn chế sử dụng vào buổi tối để tránh làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Sử dụng gừng với liều lượng hợp lý
Gừng có nhiều công dụng đối với cơ thể nhưng không được lạm dùng. Với người trưởng thành, chỉ nên dùng 2-4 gram gừng tươi/ngày.
Sử dụng quá nhiều gừng sẽ gây ra các vấn đề như kích ứng niêm mạch, làm tăng nguy cơ bị trào ngược axit, đau dạ dày.
- Sử dụng gừng cùng các loại thực phẩm khác
Để gia tăng lợi ích đối với sức khỏe, chúng ta có thể kết hợp gừng với các loại thực phẩm khác. Chẳng hạn như trà gừng thêm mật ong giúp làm ấm cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa, giảm ho. Gừng kết hợp với chanh giúp thanh lọc cơ thể, tăng cường sức đề kháng. Khi nấu ăn, thêm một ít gừng giúp gia tăng hương vị cho món ăn, mang lại lợi ích cho hệ tiêu hóa.
- Những đối tượng không nên sử dụng gừng
Gừng mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng người bị mắc một số bệnh nhất định không nên sử dụng loại thực phẩm này.
Người bị sốt cao không nên sử dụng thực phẩm có tính nóng như gừng vì nó có thể làm tinh trạng sốt càng trở nên nghiêm trọng.
Ngoài ra, gừng có thể kích thích dạ dày, làm tình trạng viêm loét trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, những người bị bệnh dạ dày nặng không nên sử dụng nhiều gừng.
Người bị cao huyết áp cũng nên hạn chế sử dụng.
Gừng có tác dụng kích thích co bóp tử cung. Vì vậy, phụ nữ mang thai tháng cuối không nên sử dụng gừng quá nhiều.
Hy vọng những thông tin về "4 cách sử dụng gừng được chuyên gia Đông y gợi ý" trên đây sẽ giúp bạn sử dụng gừng một cách hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.