Tỉ lệ ung thư tại Việt Nam đang có xu hướng tăng nhanh, ung thư không chừa một ai, bất cứ người nào cũng có nguy cơ mắc phải. Vì thế, tốt hơn hết chúng ta cần kiểm soát, tầm soát ung thư định kỳ. Khi cơ thể mắc bệnh thường có những biểu hiện cụ thể. Nếu ban đêm đi ngủ mà thường xuyên gặp phải 3 kiểu khó chịu dưới đây thì bạn cần đi thăm khám càng sớm càng tốt.

Sốt dai dẳng không biết tại sao
Khi mắc ung thư, đề kháng giảm dần, vì thế sẽ dễ nhiễm trùng gây ra những cơn sốt dai dẳng không hạ được.
Theo các chuyên gia, có 3 lý do chính khiến các khối u gây sốt kéo dài. Thứ nhất là khi khối u trong cơ thể phát triển nhanh chóng sẽ gây thiếu máu cục bộ và thiếu oxy tế bào khối u, từ đó gây hoại tử mô dẫn đến sốt cao. Thứ hai, một số khối u sẽ tiết ra các chất kháng nguyên trong khi hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng tương ứng, từ đó dẫn đến tăng nhiệt độ cơ thể bất thường. Cuối cùng, một số tế bào khối u sẽ xâm nhập vào trung tâm điều hòa nhiệt độ cơ thể, và sau đó làm tăng nhiệt độ cơ thể, gây sốt dai dẳng không khỏi.
Một người bị mắc bệnh ung thư thường có biểu hiện dễ thấy nhất là sốt cao, sụt cân, cơ thể vô cùng mệt mỏi. Nếu đang có dấu hiệu này thì bạn cần chú ý hết sức.
Mất ngủ kéo dài không rõ nguyên nhân
Mất ngủ thường xuyên cũng có thể là nguyên nhân của nhiều bệnh khác, bao gồm cả UT. Nhiều nghiên cứu về sức khỏe đã chỉ ra rằng bệnh UT và các rối loạn giấc ngủ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Hầu hết các bệnh UT đều gây rối loạn giấc ngủ ở mức độ nhất định.
Khi mắc bệnh, bệnh nhân thường tỉnh giấc lặp đi lặp lại vào nửa đêm hoặc khoảng gần sáng. Đặc biệt là 1 khi đã tỉnh giấc, cơ thể sẽ luôn bị trằn trọc, rất khó để chìm vào giấc ngủ trở lại và họ cảm thấy suy kiệt hoàn toàn.
Nguyên nhân của việc mất ngủ là do bệnh nhân đau đớn, khó thở, tức ngực, ho và chèn ép dây thần kinh vào ban đêm, gây ra tình trạng khó ngủ, mất ngủ. Những bệnh liên quan tới gan, dạ dày… thì thường hay thức trong khoảng 3-4 giờ sáng. Vì đây là khoảng thời gian các cơ quan này phải tự đào thải các độc tố để tiếp tục cho quá trình hoạt động của nó vào ngày hôm sau. Nhưng nếu các khối u đang phát triển, ảnh hưởng đến quá trình thải độc, nó sẽ phát tín hiệu và gây tỉnh giấc vào ban đêm.
Đau nhức cơ thể, nhất là đau xương bên trong
Nếu bạn thường xuyên cảm thấy xương đau nhức, bứt rứt, khó chịu tới mức không thể ngủ được thì cần đề cao cảnh giác.
Trong các loại đau cơ thể về đêm do ung thư, đau xương là phổ biến nhất, các bệnh ung thư phần lớn bị di căn xương, dẫn tới đau xương. Chúng thường xảy ra trên cột sống, sau đó là xương sườn, xương chậu, xương đùi và xương chân.
Nếu cơn đau xương thường liên tục vào ban đêm không thuyên giảm, không phải các bệnh lý xương khớp hay do vận động thì bạn nên cẩn trọng đi chụp chiếu, thăm khám sớm nhất có thể.
Ngoài ra, sự phát triển của UT còn có thể gây ra một số bất thường khi ngủ ban đêm khác ít phổ biến hơn như: đổ nhiều mồ hôi, đau bụng dữ dội, tức ngực, khó thở, ho dai dẳng, cô giật, chuột rút tay chân, đau đầu, tiểu đêm nhiều… hoặc các cơn đau nghiêm trọng ở từng bộ phận có khối u.