4 kiểu người có đức cao phúc dày, không tham cầu vẫn liên tục gặp may

09:09, Thứ tư 23/11/2022

( PHUNUTODAY ) - Phước lành không đến bằng sự chờ đợi hay mong ngóng. Thay vì thở dài và ghen tị với người khác, bạn nên phát triển những đức tính tốt giúp mang lại phước lành cho cuộc sống riêng. Người xưa đã đúc kết kinh nghiệm rằng người phúc đức thường có 3 đặc điểm sau đây.

Nghiên cứu chỉ ra rằng một người tử tế và từ bi với bản thân có xu hướng trải qua trạng thái tinh thần lành mạnh hơn và giảm bớt lo lắng, sợ hãi thất bại. Ngay cả khi không có khả năng giúp đỡ người khác, một nụ cười và lời an ủi có thể đem lại sự ấm áp, mở rộng trái tim và mang lại hạnh phúc cho cuộc sống.

Tính đơn giản: Đơn giản hóa sự phức tạp

Trong cuộc sống, nhiều người mong muốn sở hữu được nhiều thứ nên cố gắng hết sức theo đuổi của cải, danh vọng. Sự cố gắng, nỗ lực đạt mục tiêu là tốt. Song nếu quá tập trung vào chúng, bạn có thể bỏ lỡ những niềm vui khác trong cuộc sống.

Empty

Bạn càng có nhiều thì càng mất nhiều. Chẳng hạn, để được thăng chức và tăng lương, bạn sẽ mất đi thời gian dành cho bản thân và gia đình.

Có một sinh viên đại học mới tốt nghiệp, ngày nào cũng kiệt sức vì đi làm, nhưng vẫn tươi cười khi lãnh đạo giao việc. Cuối cùng, người đó ngất xỉu trên đường đến văn phòng. Trong thời gian nằm viện, người này luôn đau đáu chuyện chưa được nhìn ngắm thế giới rộng lớn. Sau khi hồi phục, người này quyết tâm thay đổi bản thân theo chiều hướng tích cực.

Nếu ai cũng giống sinh viên này, mang trên lưng quá nhiều gánh nặng và đeo nhiều mặt nạ, cuối cùng họ sẽ trở nên kiệt sức. Thay vì luôn nghĩ về những thứ không có, bạn nên tập trung vào những gì bạn đang có và học cách cảm thấy hạnh phúc từ chúng.

Chỉ bằng cách sống giản dị, tâm trí mới có thể tự do, mở rộng ý nghĩa của cuộc sống. Bạn đừng nên mải miết theo đuổi dục vọng, ép buộc bản thân phải đạt được thứ gì. Hãy thả lỏng bản thân một cách hợp lý, giảm bớt sự phức tạp và đơn giản hóa. Đó là tự do và hạnh phúc thực sự.

Khiêm tốn lễ phép

Trong sách Thái Căn Đàm có câu: "Đất vì thấp mà trở thành biển lớn, người vì biết hạ mình mới thành vua"

Khiêm tốn hoàn toàn không phải tự ti, cũng không phải yếu đuối, bất tài hay nhút nhát.

Chúng ta cần hiểu rằng vỏ quýt giày có móng tay nhọn. Con người biết khiêm tốn, chính là một kiểu thông minh, biết trau dồi bản thân, chờ ngày tỏa sáng, lấy lùi làm tiến.

Đồng thời, đó cũng là một kiểu cốt cách, cương trực ngay thẳng, không bận lòng chuyện được mất.

Empty

Nếu một người quá hay dao động, cho dù họ có giỏi hơn những người xung quanh, thì đến cuối cùng họ vẫn sẽ bị người khác bỏ xa.

Lúa mì càng chín đều trĩu xuống. Người càng không có tu dưỡng càng hay tự phụ, họ cho rằng bản thân biết tuốt, việc gì cũng làm được. Nhưng một người thực sự có tu dưỡng, không bao giờ tự hạn chế mình, họ luôn không ngừng học tập, cải thiện bản thân.

Người quân từ thì thản nhiên thư thái, kẻ tiểu nhân thì thường lo lắng u sầu. Người thực sự có tu dưỡng luôn mở rộng tấm lòng, có tầm nhìn, thoải mái xử lý công việc, bình tĩnh suy xét, không tranh giành với người khác, hành xử khiêm tốn, thanh thản làm người.

Ôn hòa điềm đạm

Một người có nội tâm mạnh mẽ, không bị ảnh hưởng bởi ngoại cảnh mà đánh mất bản thân và lý trí.

Đối mặt với các vấn đề, họ sẽ nghĩ ra cách giải quyết, thay vì nổi giận, trách móc người khác. Họ sẽ không đổ lỗi lên người khác, mà tìm lỗi của chính mình, mong muốn lần sau sẽ làm tốt hơn.

Đỗ Nguyệt Sênh, một anh hùng chống Nhật nổi tiếng từng chia sẻ: "Những người tầm cỡ hàng đầu là những người có tu dưỡng, không nóng nảy; những người hạng chót, không có tu dưỡng lại nóng nảy".

Một người thực sự có tu dưỡng sẽ không tùy tiện nổi nóng, tính cách ôn hòa, có thể kiểm soát cảm xúc của bản thân. Chẳng những khống chế tốt cảm xúc mà còn xử sự bình tĩnh, chấp nhận số phận.

Khi đối diện với công việc và cuộc sống thường ngày, họ bình tĩnh, tỉnh táo, dùng lý trí để đánh giá vấn đề. Vậy nên cuối cùng các vấn đề đều được giải quyết gọn nhẹ.

Trung thực, trọng chữ tín

Khổng tử nói: "Người mà không biết giữ chữ tín, thì không thể thành người được".

Con người sống ở trên đời, phải lấy chữ tín làm trọng, trung thực để tu dưỡng bản thân, giữ chữ tín để tạo dựng sự nghiệp.

Làm người cần thực tế, nói lời trung thực, xử sự cẩn trọng, giữ chữ tín. Cho dù có nghèo khó, cũng không đánh mất sự tín nhiệm. Không giữ chữ tín có thể sẽ mang tới lợi ích nhất thời cho bạn, nhưng nhất định không phải là lợi ích lâu dài.

Người không trung thực ắt chịu mất mát, đánh mất chữ tín chẳng khác nào rước họa vào thân.

Chiến thắng nhỏ dựa vào trí tuệ, chiến thắng lớn dựa vào đạo đức. Chữ tín giống như bộ mặt của chúng ta, nó cho thấy đạo đức và phẩm hạnh của chúng ta. Muốn đứng vững trong xã hội, nhất định phải trọng chữ tín, nói lời giữ lấy lời.

chia sẻ bài viết
Theo:  xevathethao.vn copy link
Tác giả: Mộc