4 loại giấy tờ xe cần mang theo khi ra đường nếu không có thể bị phạt
Theo điểm a khoản 2 Điều 12 Thông tư 32/2023/TT-BCA, Cảnh sát giao thông kiểm soát các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện giao thông, gồm:
- Giấy phép lái xe.
- Giấy đăng ký xe hoặc bản sao chứng thực Giấy đăng ký xe kèm bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực (trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy đăng ký xe).
- Giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, Giấy xác nhận thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định (hay còn gọi là Giấy chứng nhận đăng kiểm đối với loại phương tiện giao thông có quy định phải kiểm định).
- Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Vì vậy, khi tham gia giao thông, tài xế bắt buộc phải mang theo 4 loại giấy tờ trên nếu không sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Quá trình kiểm soát, nếu phát hiện tài khoản định danh điện tử có dấu hiệu làm giả hoặc cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm thuộc trường hợp phải tạm giữ, tước quyền sử dụng, thu hồi, tịch thu giấy tờ hoặc các trường hợp vi phạm cần phải xác minh về giấy tờ thì đề nghị xuất trình các giấy tờ đó để thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật.
Giấy tờ xe ô tô gồm những gì?
Theo khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008, khoản 1 Điều 7 Nghị định 05/1999/NĐ-CP, Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014 người điều khiển xe ô tô phải mang theo các giấy tờ sau :
(1) Giấy tờ tùy thân (CMND/CCCD hoặc giấy tờ có giá trị thay thế khác)
(2) Đăng ký xe
(3) Giấy phép lái xe
(4) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc.
(5) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Trường hợp nào ra đường không cần mang giấy tờ xe?
Ngày 15/8/2023, Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định về quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm giao thông của CSGT đã được đưa vào áp dụng.
Khoản 2 Điều 12 Thông tư 32/2023/TT-BCA nêu rõ, CSGT có quyền kiểm soát các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện.
Nếu như trước đây thực hiện kiểm soát đối với giấy tờ là bản giấy thì từ 15/8/2023, khi các cơ sở dữ liệu đã kết nối với hệ thống định danh và xác thực điện tử, xác định được các thông tin về tình trạng của giấy tờ liên quan đến người và phương tiện thì việc kiểm soát thông qua kiểm tra, đối chiếu thông tin của các giấy tờ đó trong tài khoản định danh điện tử cũng có giá trị như kiểm tra trực tiếp giấy tờ (theo điểm a khoản 2 Điều 12 Thông tư 32/2023/TT-BCA).
Nội dung này cũng được tiếp tục khẳng định tại khoản 3 Điều 18 Thông tư 32/2023/TT-BCA. Theo đó, sau khi thông báo cho người điều khiển phương tiện biết lý do dừng xe kiểm soát thì CSGT đề nghị lái xe xuất trình các giấy tờ có liên quan hoặc thông tin của các giấy tờ có liên quan trong tài khoản định danh điện tử để kiểm soát.
Như vậy, nếu các giấy tờ xe đã được tích hợp đầy đủ trên tài khoản định danh điện tử VNeID thì lái xe không cần mang theo giấy tờ xe bản giấy. Khi CSGT dừng xe kiểm tra giấy tờ, bạn chỉ việc mở tài khoản VNeID, cung cấp thông tin của các giấy tờ xe trên đó cho CSGT kiểm tra mà không lo bị xử phạt hành chính.
Ngược lại, nếu chưa đăng ký tài khoản VNeID hoặc đã đăng ký tài khoản VNeID nhưng chưa tích hợp giấy tờ xe trên đó thì lái xe vẫn phải mang theo giấy tờ liên quan đến người và phương tiện (bản giấy).
Lưu ý: Trong quá trình kiểm soát, nếu phát hiện tài khoản định danh điện tử có dấu hiệu làm giả hoặc cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm thuộc trường hợp phải tạm giữ, tước quyền sử dụng, thu hồi, tịch thu giấy tờ hoặc các trường hợp vi phạm cần phải xác minh về giấy tờ thì CSGT vẫn có quyền yêu cầu xuất trình các giấy tờ xe bản giấy.
Trường hợp quên giấy tờ xe bị phạt bao nhiêu tiền?
Mức phạt lỗi quên giấy tờ xe: Theo điểm a khoản 2 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ/CP (sửa đổi bởi điểm m khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP), nếu không mang theo giấy đăng ký xe, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng - 200.000 đồng.
Còn đối với ô tô, người điều khiển không có Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng phạt tiền từ 2.000.000 đồng - 3.000.000 đồng theo khoản 4 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
Trường hợp quên không mang giấy phép lái xe: Phạt tiền từ 200.000 - 400.000 đồng khi điều khiển xe ô tô quên không mang giấy phép lái xe (theo Điểm a Khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
Phạt tiền từ 100.000 đồng - 200.000 đồng khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà quên mang giấy phép lái xe (theo Điểm c Khoản 2 Điều 21 (sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
Mức phạt lỗi quên mang giấy chứng nhận bảo hiểm xe bắt buộc.
Mức phạt lỗi quên mang giấy chứng nhận bảo hiểm xe bắt buộc. Mức phạt lỗi quên mang giấy chứng nhận bảo hiểm xe bắt buộc.
Mức phạt lỗi quên mang giấy chứng nhận bảo hiểm xe bắt buộc: Chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự là một trong 4 loại giấy xe cần luôn mang theo khi tham gia giao thông. Theo đó, nếu không mang giấy chứng nhận bảo hiểm xe bắt buộc khi lưu thông, người điều khiển sẽ bị phạt:
Đối với xe ô tô, phạt tiền từ 400.000 đồng - 600.000 đồng Theo điểm b khoản 4 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
Đối với xe mô tô, xe gắn máy, bao gồm xe máy điện: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng theo điểm a khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Không mang Giấy chứng nhận kiểm định (áp dụng đối với xe ô tô)
Bị phạt tiền từ 200.000 - 400.000 đồng (điểm c khoản 3 Điều 21).