Nói lắp khiến trẻ mất tự tin và khó giao tiếp với mọi người, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của trẻ. Biểu hiện của tật nói lắp là bé nói không theo nhịp điệu thông thường, nói không thạo và hay bị gián đoạn. Khi nói, bé thường nói rất chậm, kéo dài, lặp lại các từ. Thường thì khi nói các bé sẽ rất lo lắng, bối rối nhưng càng lo lắng thì bé lại càng không thể nói được rành rọt.
Nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng nói lắp ở trẻ nhỏ là do yếu tố di truyền, tâm lý, môi trường và các yếu tố phát triển khác...Tật nói lắp thường phổ biến hơn ở những trẻ trước tuổi đến trường, ví dụ như các bé từ 2- 4 tuổi. Bé trai thường nói lắp nhiều hơn bé gái.
Vì vậy, để giúp trẻ không còn nói lắp, tự tin hơn trong giao tiếp, bố/mẹ hãy chú ý những mẹo nhỏ này nhé:
1. Tạo sự tự tin cho trẻ
Điều đầu tiên bố mẹ có thể làm là giúp bé cảm thấy vui vẻ, tự tin khi nói. Từ đó, bé sẽ có thể nói rành rọt chứ không lắp bắp, bối rối như trước.
Đôi khi trẻ cảm thấy bị căng thẳng, nên phải kéo dài và phóng đại âm thanh của từ. Hoặc trẻ dường như bị kẹt, không thể phát ra âm thanh hay nói ra từ ấy.
2. Loại bỏ căng thẳng tinh thần
Căng thẳng thần kinh là một trong những nguyên nhân rõ ràng nhất dẫn đến tật nói lắp. Bố mẹ hãy tạo cho con một gia đình hạnh phúc, ổn định để giúp con thoải mái tinh thần. Khi thấy con nói lắp, bố mẹ cần kiên nhẫn sửa đổi chứ không nên chỉ trích, trừng phạt thậm chí đánh đập khiến bé càng thêm căng thẳng.
3. Đưa ra câu hỏi để trẻ trả lời
Sau khi bé đọc xong hãy hỏi bé. Câu hỏi lúc đầu thường đơn giản. Khi bé trả lời được lưu loát thì bạn mới tiếp tục đặt câu hỏi khó hơn.
Câu hỏi lúc đầu thường đơn giản. Khi bé trả lời được lưu loát thì bạn mới tiếp tục đặt câu hỏi khó hơn.
Bữa cơm gia đình là lúc thuận tiện nhất để rèn luyện cho bé. Mọi người hỏi bé về chuyện ở trường, ở lớp, về bé hàng xóm có cái mũi to như thế nào,... Lắng nghe và khuyến khích bé nói nhiều hơn.
3. Để bé được thoải mái bày tỏ quan điểm
Nếu trong gia đình, bạn bè xung quanh có người nói lắp thì bố mẹ nên tránh cho con tiếp xúc với những người này. Đồng thời hãy để con thoải mái diễn tả suy nghĩ và cảm xúc của mình.
Sau đó, bố mẹ hãy nói chuyện từ từ, chậm rãi và bình tĩnh với con. Hãy làm gương cho con bằng cách nói chậm, phát âm rõ ràng để trẻ học theo. Khi trẻ có thể nói chuyện chậm, rõ ràng, rành rọt, bố mẹ hãy dành nhiều lời khen ngợi để tạo động lực cho trẻ.
4. Kể chuyện hoặc chơi cùng bé
Nhiều trẻ em không nói lắp nói lắp khi chơi trò chơi và kể chuyện, bởi vì bé có thể nói rất rõ ràng về những nội dung mà bé quan tâm và ghi nhớ. Vì vậy, bố mẹ nên động viên bé kể lại thật nhiều câu chuyện hoặc chơi trò chơi với trẻ.
Bố mẹ nên động viên bé kể lại thật nhiều câu chuyện hoặc chơi trò chơi với trẻ.
Hoặc, bạn cũng có thể mua cho bé những quyển truyện cổ tích hoặc những quyển sách có giá trị giáo dục để bé luyện đọc (với bé đã biết đọc). Nếu bé khoảng 5 tuổi, hãy giúp bé tập nói trước gương bằng cách đưa cho bé chủ đề nào đó.
Xem thêm: