4 "thủ phạm" âm thầm gây bệnh phụ khoa cho chị em, nhất là các cô nàng văn phòng

( PHUNUTODAY ) - Do đặc thù công việc, các cô nàng văn phòng đều luôn phải ngồi nhiều, ít vận động nên khó có thể tránh khỏi các vấn đề phụ khoa. Dưới đây là 4 "thủ phạm" âm thầm gây bệnh phụ khoa, các chị em văn phòng cần phải đặc biệt chú ý.

Các bệnh phụ khoa, các chị em thường dễ gặp nhất là suy giảm buồng trứng sớm, rối loạn nội tiết, viêm phụ khoa,.. Tuy nhiên, mọi người có biết một điều rằng, những căn bệnh phụ khoa này lại có thể  được gây ra bởi những tác nhân không ai có thể ngờ tới.

1. Ngồi lâu một chỗ

Việc ngồi trong một thời gian quá lâu sẽ khiến cho "vùng kín" không được thống thoáng, rất dễ dẫn đến tình trạng bị sung huyết do lưu thông kém, gây ra tắc nghẽn ở vùng chậu do tử cung và buồng trứng bị thiếu oxy...  Nhất là trong những ngày "bà dì" ghé thăm, việc ngồi nhiều làm việc, lại ít vận động sẽ dễ làm cho máu bị trào ngược, gây tắc nghẽn vùng chậu mãn tính, kích thích dây thần kinh ngoại biên, làm tăng triệu chứng sưng, đau… vô cùng khó chịu.

ngoi-lam-viec-dung-tu-the

2. Nhịn tiểu thường xuyên

Nước tiểu tích lũy lâu trong bàng quang do nhịn tiểu sẽ có thể dẫn tới các bệnh về niệu đạo như nhiễm trùng đường tiết niệu. Trong khi đó, đường tiết niệu rất gần với "vùng kín" nên một khi đã bị nhiễm trùng đường tiết niệu thì khả năng vi khuẩn lây lan, gây viêm nhiễm âm đạo là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

3. Lười uống nước

Rất nhiều các chị em văn phòng có thói quen lười uống nước, khiến cho việc tiểu tiện cũng giảm đi và kéo theo kết quả là không thể làm sạch đường tiết niệu. Khi đường tiết niệu không được làm sạch, các chất bẩn, chất thải độc bị sót lại có thể gây ra bệnh viêm niệu đạo. Trong khi đó, vị trí của niệu đạo lại gần với âm đạo. Chính vì vậy, khi bị viêm niệu đạo, các vi trùng có thể di chuyển và lây lan sang âm đạo, dẫn tới viêm âm đạo.

chieu-tri-luoi-uong-nuoc-cho-dan-cong-so2_800x400

4.  Sử dụng các loại giấy vệ sinh kém chất lượng

Ở những nơi nhiều người như công sở hay nơi công cộng, giấy vệ sinh sẽ thường được rất nhiều người sử dụng, tiếp xúc nên lượng vi khuẩn trên đó cũng nhiều hơn đáng kể so với ở nhà. Làm sạch chỗ kín khi đi vệ sinh bằng loại giấy không đảm bảo chất lượng cũng là một yếu tố gây dị ứng, kích ứng và viêm nhiễm "vùng kín".

Dấu hiệu bệnh phụ khoa dễ nhận biết:

- Ngứa vùng kín 

- Khí hư bất thường: Khí hư xuất hiện các dấu hiệu bất thường như màu sắc thay đổi, dịch có màu xanh, vàng hoặc trắng đục, dạng vón cục, có mùi hôi tanh khó chịu,… 

- Đau bụng kinh: Kinh nguyệt không đều, máu kinh đổi màu hoặc có mùi hôi qua nhiều chu kì,… là dấu hiệu của bệnh viêm phụ khoa. Đồng thời, trong quá trình hành kinh, nếu bạn bị đau bụng dữ dội lại kèm theo các triệu chứng buồn nôn, chóng mặt, vã mồ hôi,… thì rất có thể bệnh đang tiến triển nặng.

nuvuong211

- Xuất huyết âm đạo: Xuất huyết âm đạo là tình trạng chảy máu ở âm đạo khi chưa đến chu kỳ kinh nguyệt, đặc biệt là sau khi quan hệ.

- Đau vùng chậu: Khi quan hệ tình dục, vùng chậu có cảm giác đau.

- Đau buốt khi đi tiểu: Ở nữ giới, vị trí cơ quan sinh dục gần với đường tiết niệu. Nếu cơ quan này bị viêm nhiễm sẽ dẫn đến tình trạng đi tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ kèm theo cảm giác đau rát ở vùng kín.

- Mệt mỏi: Cơ thể mệt mỏi kéo dài và không rõ nguyên nhân là dấu hiệu viêm phụ khoa ít ai biết đến. 

Cách đơn giản nhất mà chị em có thể làm cho mình là không nên ngồi quá lâu một chỗ, hãy đứng lên để có thể vận động nhẹ nhàng sau mỗi 30 phút hoặc 1 giờ đồng hồ. Những lúc giải lao như vậy, bạn có thể đi lấy nước uống, đi vệ sinh hoặc tập vài động tác thể dục tại chỗ. Còn nếu lo ngại về giấy vệ sinh ở công sở thì có thể sử dụng giấy vệ sinh chuyên dùng cho “vùng kín” tự mang đi.

talking_p57952433-1024x682

Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến cáo, phụ nữ nên đi khám phụ khoa định kỳ từ 6 - 12 tháng/lần.

- Đối với người dưới 40 tuổi: Thăm khám định kỳ 1 năm/lần.

- Đối với người từ 40 tuổi trở lên: Thăm khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần.

Theo:  xevathethao.vn copy link