4 yếu tố ảnh hưởng đến IQ trẻ, cha mẹ biết cách cải thiện con sẽ thông minh, lớn lên "cả họ được nhờ"

( PHUNUTODAY ) - Dưới đây là những yếu tố ảnh hưởng tới chỉ số IQ của trẻ.

Những yếu tố ảnh hưởng tới chỉ số IQ của trẻ

1. Di truyền

Trí thông minh của trẻ được ảnh hưởng bởi gen di truyền, nếu cha mẹ có chỉ số IQ cao thì con cũng vậy. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, nếu cha mẹ cùng tỉnh thì chỉ số thông minh trung bình của con sẽ rơi vào khoảng 102. Còn nếu khác tỉnh thì trẻ sinh ra sẽ có IQ rơi vào khoảng 109. Nếu như hai người có quan hệ họ hàng kết hôn với nhau thì chỉ số thông minh của con giảm rõ rệt.

Điều đó để cho thấy gia đình nào có cha mẹ tài giỏi thì hầu hết các con cũng vậy. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng không nên quá chủ quan nghĩ rằng mình giỏi thì con mình cũng thế. Bởi không chỉ có yếu tố di truyền mà còn nhiều thứ khác vẫn ảnh hưởng đến IQ của trẻ.

trethongminh

2. Sữa mẹ

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời dành cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Không chỉ giúp trẻ phát triển tốt về thể chất, tăng cường sức đề kháng, mà sữa mẹ còn giúp thúc đẩy não bộ của trẻ phát triển tốt hơn rất nhiều lần so với sữa công thức.

Trong sữa mẹ có hàm lượng taurine cao gấp 10 lần hàm lượng taurine trong sữa bò. Trẻ được nuôi bằng sữa mẹ có điểm số trí tuệ cao hơn những trẻ em khác từ 3 – 10 điểm. Ngoài ra, sữa mẹ có nhiều chất xúc tác quan trọng giúp phát triển não trẻ, như axit béo omega-3...

Do đó, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, trẻ nhỏ nên được bú sữa mẹ ít nhất trong vòng 12 tháng.

3. Chế độ dinh dưỡng

Đây cũng là 1 trong những yếu tố quan trọng quyết định đến chỉ số IQ của trẻ.

Trong bào thai và giai đoạn 5-6 tuổi là thời điểm não trẻ phát triển 80-85%. Điều này đồng nghĩa với việc giai đoạn 0-6 tuổi là thời kỳ đỉnh cao để phát triển IQ (trí thông minh) cho não bộ. Cha mẹ cần đặc biệt lưu ý đến chế độ ăn của con. Nếu trẻ được ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, con sẽ được phát triển toàn diện, trong đó có trí não.

Những thức ăn nhiều dinh dưỡng cho trẻ như những thức ăn chứa nhiều taurin, DHA, Vitamin B12, Omega 3, 6, 9… sẽ rất tốt cho sự phát triển trí tuệ của trẻ.

4. Môi trường

Môi trường cũng là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến sự thông minh của trẻ. Trong giai đoạn phát triển trí não, bất kỳ thay đổi, rối loạn nào xảy ra cũng đều ảnh hưởng đến IQ của con. Nếu như trẻ được nuôi dưỡng trong môi trường khô khan, không có sự gắn kết gia đình, tình yêu thương của cha mẹ, chỉ số trí tuệ của trẻ sẽ không cao.

Một nghiên cứu đã cho thấy, chỉ số IQ trung bình của các trẻ em 3 tuổi sống trong các trại mồ côi hay những gia đình cha mẹ đi vắng suốt ngày chỉ đạt 60,5. Trong khi đó, chỉ số IQ trung bình ở những trẻ 3 tuổi sống trong một môi trường tốt lên tới 91,8.

Kiểm tra trí thông minh cho trẻ thế nào?

Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Mỹ Dung - Đơn vị tâm lý – Bệnh viện Nhi đồng Thành phố HCM, các bài kiểm tra IQ đã được sử dụng từ lâu, nhưng vẫn còn nhiều tranh luận về những lợi ích tổng thể và mức độ liên quan của chúng trong bối cảnh hiện đại.

Trí thông minh liên quan đến khả năng suy nghĩ, giải quyết vấn đề, phân tích tình huống và hiểu các giá trị xã hội, phong tục và chuẩn mực.

Hai dạng trí thông minh chính liên quan đến hầu hết các cuộc đánh giá trí thông minh:

- Trí thông minh ngôn ngữ là khả năng hiểu và giải quyết các vấn đề dựa trên ngôn ngữ.

- Trí thông minh phi ngôn ngữ là khả năng hiểu và giải quyết các vấn đề theo tuần tự và không gian

Các bài kiểm tra trí thông minh (còn được gọi là công cụ) được công bố dưới một số hình thức:

- Các bài kiểm tra trí thông minh cá nhân: có thể bao gồm một số loại nhiệm vụ, suy luận, giải quyết tình huống và cũng như các phiên hỏi và trả lời. Thang đo trí thông minh Wechsler cho trẻ em (WISC) và Thang đo trí thông minh Stanford Binet (trước đây được gọi là Bài kiểm tra Binet-Simon), là những ví dụ về các bài kiểm tra trí thông minh cá nhân.

Bài kiểm tra WISC bao gồm các câu hỏi dựa trên ngôn ngữ, ký hiệu và khả năng giải quyết vấn đề, trong khi bài kiểm tra Stanford-Binet giúp chẩn đoán học sinh bị khuyết tật về nhận thức.

- Các bài kiểm tra trí thông minh nhóm thường bao gồm một tập tài liệu kiểm tra bằng giấy và các bảng điểm quy đổi. Các bài kiểm tra thành tích nhóm, đánh giá các lĩnh vực học tập, đôi khi bao gồm cả thước đo nhận thức.

Nhìn chung, các bài kiểm tra nhóm không được khuyến khích với mục đích xác định trẻ khuyết tật. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chúng có thể hữu ích như một biện pháp sàng lọc để xem xét liệu có cần kiểm tra thêm hay không và có thể cung cấp thông tin cơ bản tốt về quá trình học tập của trẻ

- Các bài kiểm tra trên máy tính ngày càng trở nên phổ biến rộng rãi, nhưng cũng như tất cả các bài kiểm tra khác, người chỉ định sẽ cân nhắc nhu cầu tình trạng của trẻ trước khi chọn hình thức kiểm tra nào phù hợp.

- Các bài kiểm tra trí thông minh phi ngôn ngữ, chẳng hạn như bài kiểm tra toàn diện về trí thông minh phi ngôn ngữ (CTONI) và bài kiểm tra trí thông minh phi ngôn ngữ tổng quát, phiên bản thứ hai (UNIT2), được sử dụng để đánh giá những học sinh có vấn đề về xử lý ngôn ngữ.

Theo:  saigonthethao.thethaovanhoa.vn copy link