1. Muối, gia vị
Không sai khi nói rằng, muối, gia vị là gia vị cơ bản nhất của nhiều món ăn. Tùy vào từng món mà ta có cách nêm nếm muối, gia vị khác nhau. Mà hơn thế, việc nêm muối, gia vị vào sai thời điểm thôi cũng có thể khiến món ăn trở nên mặn và cứng hơn đó.
Này nhé, với món canh, bạn đừng nên cho muối, gia vị vào ngay lúc đầu mà hãy nấu một lúc để chất ngọt từ thịt, cá tiết ra đã rồi mớn nêm nếm. Có thế món ăn mới không bị đậm quá mức.
Với món kho, chiên... thì bạn nên ướp gia vị, muối vào thực phẩm trước khi nấu để không làm giảm độ ngọt của thịt, cá.
Khi luộc rau, thịt - căn lúc nước vừa sôi, bạn cho chút muối vào trước khi cho rau củ, thịt vào đảm bảo rau sẽ xanh mướt, mà thịt lại không thâm đen đâu.
2. Đường
Đường có vị ngọt nên sẽ giúp món ăn trở nên mềm, dễ ăn hơn nhiều. Tuy nhiên, bạn cũng cần nhớ do đặc tính lý hóa mà đường rất dễ cháy khét khi tác động ở nhiệt độ cao. Do đó, bạn không nên nêm đường khi thức ăn gần chín vì đường sẽ lâu tan, ảnh hưởng đến món ăn.
Với món kho, bạn nên ướp đường vào thực phẩm trước cho ngấm, nếu cần thêm gia giảm trong quá trình nấu.
Với món canh, xào - bạn nên nêm đường sau khi đã cho muối, khi thức ăn sắp chín để giữ được vị ngọt của thực phẩm.
Khi cho đường vào món chiên, nướng - món ăn sẽ rất dễ cháy khét. Bởi vậy, bạn nên cho ít đường lúc ướp thôi. Nếu muốn món ăn có vị ngọt hơn, hãy làm riêng phần nước xốt rồi phủ lên bề mặt khi nướng.
3. Bột ngọt (mì chính)
Đây được cho là một trong những loại gia vị mà bạn cần cực kỳ lưu ý cách sử dụng nếu không muốn biến món ăn thành "thuốc độc".
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi được đun ở nhiệt độ cao, mì chính có thể biến đổi chất và gây hại cho người dùng.
Chính vì lẽ đó, bạn không nên tẩm ướp thực phẩm với mì chính, đồng thời không nên cho vào thức ăn khi lửa to. Tốt nhất, bạn nên nêm mì chính (bột ngọt) lúc đã tắt bếp và thực phẩm đã nguội bớt.
4. Nước mắm
Nước mắm có hương vị đặc trưng nhưng lại dễ biến đổi mùi vị trong quá trình nấu nướng. Vì thế, bạn hãy nhớ:
Với món canh, súp, cháo thì nên nêm nước mắm khi món ăn đã chín và tắt bếp ngay sau đó. Nếu không, món ăn sẽ mất chất dinh dưỡng, axit amin tốt trong nước mắm đều bị phân hủy và kèm theo đó là có vị chua.
Bên cạnh đó, bạn chỉ nên ướp nước mắm với thực phẩm trước khi chế biến khoảng 30 phút. Nếu ướp quá lâu cũng sẽ làm món ăn mất ngon.
5. Giấm
Giấm là loại gia vị ngon nhất cho các món ăn. Nó không những có thể khử tanh, khử béo, tăng mùi thơm mà còn tránh được sự pha lẫn Vitamin của nguyên liệu khi gặp nhiệt độ cao và làm mềm Cenlulo trong rau. Thời điểm thích hợp nhất cho giấm vào món ăn là lúc bắt đầu chế biến hoặc khi đã nấu xong.
Ví dụ, khi xào khoai tây, xào giá, nên cho giấm vào ngay từ đầu để bảo vệ các loại Vitamin và làm mềm Cenlulo. Còn đối với món sườn xào chua ngọt nên cho giấm vào khi thức ăn đã chín, vừa thơm hơn, vừa giảm vị ngấy.
7. Hạt tiêu
Nếu cho tiêu vào thức ăn trước khi nấu, tiêu dễ biến thành chất độc gây ung thư. Do đó, tốt nhất hãy rắc tiêu khi thức ăn đã chín.
8. Rượu trắng
Một số món ăn, người ta hay cho rượu để khử mùi tanh và tạo hương thơm đặc biệt. Khi đun nấu thì không nên cho hết một lần rượu vào món ăn mà chỉ nên cho phân nửa, phần còn lại cho tiếp khi thức ăn gần chín.