5 kiểu bón ăn được cha mẹ sử dụng thường xuyên nhưng lại gây nên sợ hãi cho trẻ

( PHUNUTODAY ) - Làm sao để con ăn được cách ngon và đầy đủ dinh dưỡng nhất luôn là câu hỏi đau đầu dành cho các bậc cha mẹ. Đối với những đứa trẻ nhỏ, cha mẹ thường áp dụng biện pháp bón ăn nhưng lại mắc phải 5 sai lầm này khiến cho bé bị sợ hãi, ngậm chặt miệng không ăn.

1. Cho trẻ ăn một lượng thức ăn quá nhiều vào bữa tối

Không ít các bậc cha mẹ cho rằng, con đi học cả ngày mải ham chơi sẽ không chú ý để ăn được nhiều và đủ nên thường sẽ ép con ăn vào bữa tối với suy nghĩ có thể "bù" lại được lượng thức ăn cả ngày, và đây chính là một suy nghĩ và hành động vô cùng sai lầm.

Việc ăn quá nhiều, dồn một lượng thức ăn quá lớn vào một bữa, nhất là bữa tối sẽ làm cho lượng đường trong máu tăng cao, dẫn tới dạ dày phải làm việc quá sức, năng lượng tiêu hao thấp hơn so với năng lượng ăn vào sẽ làm tích lũy mỡ trong cơ thể, dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ. Đây là tình trạng sẽ gây nên những ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe của trẻ, gây nên một số bệnh như đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch... gây nguy hại lâu dài cho sức khoẻ của trẻ.

Chính vì vậy, cha mẹ không nên dồn ép con ăn quá nhiều vào một bữa. Trẻ nhỏ cần ăn ít một và ăn thành nhiều bữa phụ trong một ngày. Không những vậy, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ ở mỗi nhóm tuổi khác nhau, cha mẹ nên dựa vào các cơ sở đó để xây dựng một thực đơn dinh dưỡng hợp lý cho trẻ. Theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam đã được Bộ Y tế phê duyệt, với trẻ em tiểu học từ 6 - 11 tuổi, đã chỉ ra rằng:

- Nhu cầu dinh dưỡng đối với trẻ nam:

+ 6-7 tuổi là: 1.570 Kcal/trẻ/ngày.

+ 8-9 là: 1.820 Kcal/trẻ/ngày.

+ 9-11 tuổi là: 2.150 Kcal/trẻ/ngày.

- Nhu cầu dinh dưỡng với trẻ nữ:

+ 6-7 tuổi là: 1.467Kcal/trẻ/ngày

+ 8-9 là: 1.730 Kcal/trẻ/ngày

+ 9-11 tuổi là: 1.980 Kcal/trẻ/ngày.

thuc-don-an-dam-cho-be-6-thang-3

2. Ép ăn khi trẻ đang bị ốm

Một ngyên tắc quan trọng mà cha mẹ cần phải nhớ, đó là cơ thể trẻ cũng giống như cơ thể của chúng ta vậy. Khi cơ thể đang trong tình trạng mệt mỏi, hay bị ốm thì đến người lớn cũng không muốn ăn chứ nói gì đến trẻ nhỏ. Tuy nhiên, bất kỳ cha mẹ nào cũng sẽ vì quá lo lắng cho con mà ép trẻ ăn bằng nhiều hình thức khác nhau dỗ dành có, quát mắng có, khiến nhiều trẻ vừa ăn vừa khóc, ăn xong còn bị nôn, trớ, càng khiến trẻ trở nên khó chịu hơn. Và những ngày sau đó, trẻ có thể sẽ bị ám ảnh, chỉ cần nhìn thấy đồ ăn đã sợ hãi mà khóc thét hoặc chạy trốn.

Ngoài ra, với nhiều đứa trẻ đã ở độ tuổi lớn hơn thường sẽ có tâm lý không muốn cha mẹ coi mình là "trẻ con", nếu bị ép ăn như vậy sẽ trở nên cáu bẳn, tâm lý không thoải mái.

Vì vậy, khi bón cho trẻ ăn, nhất là khi ốm, các bậc cha mẹ cần lưu ý, tránh việc cáu gắt, đánh mắng con khi ăn. Cha mẹ không nhất thiết nhồi ép bắt trẻ ăn đủ từng bữa mà chia ra các bữa phụ để trẻ ăn được đủ lượng thức ăn mà không có tâm lý sợ hãi. Trẻ sẽ biết ăn đến đâu là đủ vì chúng cũng không muốn bản thân bị đói. Bên cạnh đó, cha mẹ cung nên tạo nên một không khí vui vẻ, thoái mái khi ăn như tương tác hoặc nói chuyện với trẻ khi ăn.

1577299239-676-thumbnail_schema_article

3. Cho trẻ ăn quá nhiều chất bổ dưỡng

Với mong muốn con mau lớn và tăng cân, không ít những bậc cha mẹ cho con ăn quá nhiều chất đạm trong một bữa ăn. Cha mẹ nên dựa trên hàm lượng chất đạm cần thiết cho trẻ như dưới đây:

- Nhu cầu chất đạm của trẻ từ 6-11 tháng tuổi là 2-2,5 g/kg/24 giờ, nhu cầu trung bình là 14-17 g/24 giờ, tương ứng với 20-30g thịt/bữa.

- Lượng dầu hoặc mỡ từ 1-2 thìa cà phê/bữa ăn.

- Lượng rau xanh 1-2 thìa cà phê/bữa ăn. Công thức một bữa bột cua cho trẻ 7-9 tháng tuổi gồm: Bột gạo tẻ 4 thìa cà phê, nước lọc cua 1 bát con, mỡ ăn 1 thìa cà phê, rau xanh giã nhỏ 2 thìa cà phê.

Ngoài ra, đối với những đứa trẻ dưới 1 tuổi, do đang ở độ tuổi phát triển nhanh nên nhu cầu dinh dưỡng cũng thường sẽ đòi hỏi rất cao. Trong khi đó dạ dày của trẻ ở độ tuổi này còn rất nhỏ, hệ tiêu hóa vẫn còn non nớt rất dễ gây ra tình trạng suy dinh dưỡng, còi xương. Chính vì vậy, các bà mẹ cần chú ý cho trẻ ăn đúng nhu cầu lượng đạm cần thiết, không ăn quá nhiều đạm trong một ngày, vượt quá hàm lượng cần thiết cho trẻ. Một bữa ăn của trẻ cần phải đảm bảo bổ sung đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu: đường bột, chất đạm, chất béo, vitamin và chất khoáng. việc ăn đủ nhu cầu và cân đối các chất dinh dưỡng như vậy sẽ giúp cho trẻ phát triển một cách tốt nhất, trẻ luôn khỏe mạnh.

2-1200x676-6

4. Cho trẻ ăn nước hầm xương triền miên

Có không ít nhưng bậc cha mẹ cho rằng, việc nấu cháo, bột cho con bằng nước hầm xương sẽ là nguồn bổ sung chất bổ, canxi tuyệt vời giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và cao lớn hơn. Không những vậy, một số cha mẹ khi nấu cháo, bột cho con chỉ sử dụng đúng nước thịt thôi mà không cho thịt vào vì sợ thịt dai, trẻ khó ăn, dễ bị hóc.

Nhưng trên thực tế đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm bởi các loại nước hầm xương, hầm thịt thì hầu như không chứa đạm. Đạm trong thịt, cá dù hầm trong một thời gian khá lâu nhưng vẫn sẽ không hòa tan vào trong nước mà vẫn nằm lại ở phần cái. Vì vậy việc sử dụng xương hầm mà bỏ qua phần cái là quá lãng phí. Không những vật, chất béo có trong xương, đặc biệt là xương ống, là loại chất béo khó tiêu hóa, khi ăn sẽ bám lại ở thành ruột và dạ dày của bé, gây nên tình trạng bị đầy bụng, nhanh no, mau chán ăn, rối loạn tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng kém,…

nuoc-xuong-ham-co-tot-cho-suc-khoe-2-1649776460311335147688

5. Sắp xếp các bữa ăn dày đặc, lười vận động

Nhiều cha mẹ quá nặng nề trong việc ép con ăn với số lượng nhiều, dẫn tới việc sắp xếp thời gian các bữa ăn cũng diễn ra dày đặc mà quên không cho trẻ hoạt động thể chất. Hoạt động thể chất chính tuyệt vời nhất giúp ltiêu hao năng lượng đã được ăn vào giúp trẻ nhanh đói và ăn ngon hơn. Cần kết hợp dinh dưỡng đi đôi với vận động thì trẻ mới có cảm giác đói, ăn ngon. Đây cũng chính là cách để phát triển toàn diện cho trẻ.

tre_luoi_van_dong
Theo:  xevathethao.vn copy link