Ép con ăn
Bố mẹ càng ép con ăn bao nhiêu thì con sẽ càng biếng ăn bấy nhiêu. Không chỉ vậy, sau này khi đã lớn lên, trẻ vẫn sẽ có cảm giác sợ đối với các loại thực phẩm mà hồi nhỏ bị ép ăn.
Ngoài ra, bố mẹ nên nhớ rằng dạ dày của trẻ em có thể tích nhỏ. Do đó, bố mẹ nên lấy cho con một lượng thức ăn vừa đủ với nhu cầu của con. Như vậy, trẻ sẽ không có cảm giác sợ hãi khi nhìn thấy phần ăn của mình, còn bố mẹ không bị ức chế nếu con ăn bỏ thừa nhiều.
Dự trữ nhiều đồ ăn vặt trong nhà
Hầu như bố mẹ nào cũng giữ trong nhà những món "bảo bối" để đưa ra mỗi khi con ăn vạ. Đó là nhữngđồ ăn vặt ưa thích của con như bánh ngọt, kẹo, sô cô la, nước ngọt…
Song, bà Harriet Worobey - Giám đốc Khoa Dinh dưỡng Mầm non thuộc trường Đại học Rutgers (Mỹ), nói rằng điều này khiến trẻ ăn vặt no rồi nên sẽ không thèm ăn bữa chính nữa. Cách tốt nhất bố mẹ cần làm là chỉ nên dự trữ những món ăn vặt có lợi cho sức khỏe như: trái cây, sữa chua, hoa quả sấy, phô mai, các loại hạt và đậu…
Tăng bữa ăn hằng ngày cho bé
Mẹ có thể chia nhỏ khẩu phần ăn của bé và tăng lên khoảng 5 – 6 bữa trong ngày, đồng thời mẹ cũng có thể cho bé ăn thêm bữa tối trước khi đi ngủ. Điều này không những giúp trẻ dễ ăn hơn mà còn dễ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, ngăn tình trạngsuy dinh dưỡngtrẻ em.
Tăng sức đề kháng của hệ tiêu hóa
Ngoài những biện pháp tự nhiên thì cha mẹ nên bổ sung trực tiếp các lợi khuẩn từ các sản phẩm men vi sinh. Việc này giúp cho hệ tiêu hóa của bé được cải thiện và phục hồi nhanh hơn.
Ngay từ bây giờ các bậc cha mẹ cần phải thay đổi thói quen chăm sóc trẻ
Tập cho bé ăn trong một thời gian nhất định, hình thành thói quen tập vào viêc ăn uống. Các bậc cha mẹ cũng nên cải thiện bữa ăn cho trẻ ngay từ khi bé băt đầu tập ăn dặm. Các bữa ăn của bé nên được chú trọng, chia đều hàm lượng các chất dinh dưỡng.
Nên tập thói quen ăn đầy đủ rau thịt cho bé từ khi bắt đầu để hệ tiêu hóa của bé thích nghi kịp thời với các chất dinh dưỡng.