Cúc vạn thọ có mùi hương khó chịu
Cúc vạn thọ ha còn gọi là hoa vạn thọ có một cái tên hay, màu vàng tươi hoặc cam. Theo quan niệm, hoa vạn thọ có màu vàng tươi điển hình cho sự may mắn và thịnh vượng. Ngoài ra nó còn tượng trung cho sự trường tồn vĩnh cửu.
Tuy nhiên, trong tiếng Hy lạp cổ đại, tên của nó có nghĩa là “bông hoa của người chết” vì thế nó thường được sử dụng trong các nghi lễ tín ngưỡng, trang trí trên bàn thờ và trồng trong các nghĩa trang, lăng mộ. Nhưng ở Hà Nội, Sài Gòn và nhiều địa phương lại không đưa lên ban thờ vì theo nhiều người, nó có mùi khá hôi.
Hoa phong lan
Là loài hoa đẹp, bền được nhiều người mua cắm bàn thờ dịp Tết, nhưng dâng Phật không nên dùng phong lan, vì có hoa có nhiều màu rực rỡ. Mặt khác, chữ "phong" gần nghĩa với chữ phong tình, phóng túng nên cũng không có nhiều người dùng để cắm lên bàn thờ.
Hoa ly được cho là chia ly
Hoa ly là một loại hoa có vẻ quyến rũ, màu sắc hoa rất rực rỡ, kiêu sa. Nhưng vì tránh đi tên gọi của loài hoa này, ly được cho là ly tán hay chia ly… Chính vì vậy, tốt nhất chúng ta không dùng chúng để dâng trên bàn thờ tổ tiên để mong cho mối quan hệ gia đình, dòng họ hay thậm chí là bạn bè, đồng nghiệm không bị ảnh hưởng. Thậm chí kể cả các Phật tử cũng tránh dùng hoa ly để lễ Phật.
Hoa đại (sứ, chămpa)
Hoa đại là hoa thơm, màu đẹp tuy nhiên theo quan niệm của người xưa thì đây cũng là loài hoa không nên để trên ban thờ vì hình dáng hoa giống với bộ phận nhạy cảm ở nữ giới. Theo sự tích Lào thì hoa đại cũng không nên dùng trong chuyện tình yêu trai gái vì nó mang lại những điều không may mắn. Theo quan niệm, cây hoa này cũng là nơi trú ngụ của khá nhiều hồn ma, không nên đặt lên bàn thờ.
Hoa dâm bụt
Là loài hoa có màu đỏ, bông cũng đẹp nhưng không dùng thờ cúng vì tên hoa có chữ "dâm" đằng trước. Chính vì vậy nên hoa dâm bụt không dùng để thờ cúng tổ tiên.