Tiền gửi ngân hàng dễ trượt giá
Thực tế, gửi tiền vào ngân hàng là hình thức tiết kiệm an toàn nhưng lãi suất cũng không quá cao so với nhiều hình thức tiết kiệm đầu tư khác.
Mặc dù nếu bạn gửi theo lãi suất cố định thì cũng tương đối cao, nhưng việc rút ra sẽ gặp nhiều bất tiện, nhất là khi chưa đến ngày đáo hạn mà có việc gấp thì sẽ mất lãi rất nhiều. Chưa kể, theo đà suy thoái kinh tế, việc giữ tiền trong ngân hàng quá lâu dễ gây trượt giá, mất giá.
Có nhiều kênh đầu tư tốt hơn
Ngoài việc dễ mất giá, thực ra còn có nguyên nhân khác là do nhân sự nội bộ của ngân hàng hiểu biết về thị trường hơn chúng ta rất nhiều. Hơn nữa, họ biết sản phẩm tài chính nào an toàn hơn, cái nào rủi ro hơn. Hầu hết những người bình thường không quen thuộc với các sản phẩm quản lý tài sản của các ngân hàng này và về cơ bản là không hiểu chúng, cho dù chúng có năng suất cao hay năng suất thấp.
Ngay cả khi có, nó có thể không được hiểu đầy đủ. Trên thực tế, nhiều kênh đầu tư hàng đầu và lợi nhuận cao hơn so với ngân hàng. Vì vậy, đối với các chủ ngân hàng, họ có xu hướng giữ tiền của họ trong các kênh này hơn là trong ngân hàng. Tôi tin rằng mọi người ở đây đều hiểu rằng lý do tại sao nhân viên ngân hàng không muốn gửi tiền vào ngân hàng là vì lợi tức đầu tư vào ngân hàng là tương đối thấp.
Nhiều nhân viên sẽ tìm đến một số kênh quản lý tài chính, chẳng hạn như chứng chỉ tiền gửi lớn,... nhưng loại chứng chỉ tiền gửi này chỉ có thể được hưởng loại hình kinh doanh này khi mức lương tương đối cao hoặc số dư tương đối lớn.
Có bạn sẽ hỏi, nhân viên ngân hàng không tự gửi tiền vào ngân hàng mình, vậy tại sao họ cứ khuyên chúng ta gửi tiền vào ngân hàng? Thực tế, công việc nào cũng chú trọng đến hiệu quả công việc, kể cả nhân viên ngân hàng.
Nếu hiệu suất mà ngân hàng yêu cầu không được đáp ứng, một phần phần thưởng có thể bị khấu trừ hoặc có thể nhận được nhiều phần thưởng hơn sau khi hoa hồng đạt được hiệu suất của ngân hàng, vì vậy hầu hết nhân viên ngân hàng đều đề nghị chúng ta gửi tiền vào ngân hàng. Tuy nhiên, mọi người phải tỉnh táo khi gửi tiền tiết kiệm, bởi vì một số nhân viên ngân hàng sẽ bán cho chúng ta một số sản phẩm tài chính hoặc sản phẩm bảo hiểm để thực hiện.
Một số mẹo gửi tiết kiệm ngân hàng lợi nhất bạn nên nắm rõ
Lựa chọn ngân hàng tốt nhất với lãi suất ưu đãi
Việc lựa chọn ngân hàng tốt nhất là một trong những tiêu chí quan trọng hàng đầu khi bạn có ý định gửi tiết kiệm. Ngân hàng đó phải thỏa mãn các tiêu chí: uy tín, phát triển ổn định, có bề dày lịch sử, có độ an toàn cao.
Bên cạnh đó, những ngân hàng có nhiều chi nhánh, mạng lưới hoặc có nhiều dịch vụ ứng dụng công nghệ để triển khai các sản phẩm gửi tiết kiệm online... cũng nên được ưu tiên vì sẽ tạo thuận lợi cho bạn khi muốn giao dịch.
Khi đã có danh sách các ngân hàng uy tín, khách hàng nên tìm hiểu, so sánh mức lãi suất của các sản phẩm, kỳ hạn tương ứng để lựa chọn ngân hàng tốt nhất.
Không gửi tiền một chỗ
Khi gửi tiền tiết kiệm ngân hàng, bạn nên nắm rõ một quy tắc quan trọng: Bất cứ thứ gì sinh lời đều đi kèm với rủi ro.
Gửi tiền tiết kiệm ngân hàng cũng vậy. Vì hình thức tiết kiệm nào dù an toàn tới đâu vẫn tồn tại xác suất rủi ro khó lường, như: ngân hàng phá sản, tài khoản bị hack,...
Vì vậy, nếu bạn có một số tiền lớn muốn tiết kiệm, hãy "chia trứng vào nhiều rổ" để tránh những rủi ro không đáng có.
Nên chia tiền vào nhiều sổ tiết kiệm để tối đa tiền lãi
Kỳ hạn gửi tiết kiệm của ngân hàng thường được chia thành các nấc sau: kỳ hạn ngắn từ 1 tuần, 1 tháng đến 6 tháng; kỳ hạn dài từ trên 6 tháng đến 15 năm. Mỗi kỳ hạn tương ứng với mức lãi suất khác nhau. Thông thường, kỳ hạn càng dài thì lãi suất sẽ càng cao.
Nhưng lời khuyên của các chuyên gia tài chính là đừng dồn toàn bộ tiền vào gửi tiết kiệm dài hạn, mà hãy chia ra nhiều sổ gửi với nhiều mức kỳ hạn khác nhau sẽ an toàn hơn.
Làm như thế, khi có nhu cầu xài tiền, bạn chỉ việc rút 1 trong những số tiền tiết kiệm đang có, vừa linh hoạt lại không ảnh hưởng tới lãi suất của những sổ tiết kiệm còn lại.
Lưu ý là những khoản tiền tiết kiệm lâu dài nên được gửi với kỳ hạn dài để hưởng lãi suất cao. Còn với những khoản tiền dành cho chi tiêu những lúc khẩn cấp, hãy sử dụng với kỳ hạn ngắn từ 1 tháng trở xuống.
Chẳng hạn, bạn có 100 triệu để gửi tiết kiệm. Đừng dồn tất cả vào một sổ mà hãy chia ra làm 3 sổ, với số dư như sau: 2 sổ gửi ngắn hạn, mỗi sổ 20 triệu; sổ còn lại gửi dài hạn với giá trị là 60 triệu đồng. Trong trường hợp cần gấp 20 triệu, bạn chỉ cần tất toán một sổ tiết kiệm là giải quyết ổn thỏa, không ảnh hưởng đến lãi suất của 2 sổ còn lại.
Kiểm tra thông tin trên sổ tiết kiệm
Nếu bạn mở sổ tiết kiệm trực tiếp tại quầy thì cần kiểm tra chính xác họ tên, thời gian gửi, số tiền gửi ngân hàng, lãi suất cũng như chữ ký để tránh tình trạng nhân viên ngân hàng nhập sai thông tin, thậm chí là cố ý chiếm đoạt tài sản. Đặc biệt, một kinh nghiệm gửi tiết kiệm ngân hàng quan trọng nhất là bạn cần hạn chế thay đổi chữ ký trong kỳ hạn gửi tiền vì sẽ gặp rắc rối khi rút tiền như phải trải qua trình xác thực thực chữ ký và chủ tài khoản phức tạp, mất thời gian.
Tương tự khi gửi tiết kiệm online, quá trình cung cấp các thông tin cá nhân cũng như số tiền, kỳ hạn gửi bạn cũng cần kiểm tra chính xác để đảm bảo nhận được mức lãi suất như mong muốn. Hệ thống bảo mật của ngân hàng gồm nhiều lớp khác nhau nên bạn có thể an tâm về độ an toàn. Với hình thức gửi tiết kiệm online, bạn có thể kiểm tra các thông tin của số tiết kiệm rất đơn giản và nhanh chóng trên điện thoại di động/máy tính có kết nối wifi và cài đặt ứng dụng Internet Banking hoặc Mobile Banking của ngân hàng.
Nên chọn gửi tiết kiệm online vì mang lại nhiều lợi ích
Gửi tiết kiệm online kết hợp với kỳ hạn 6 - 9 tháng được xem là lựa chọn tuyệt vời giúp khách hàng nhận được nhiều lợi ích như: Dễ dàng, nhanh chóng và tiết kiệm thời gian; lãi suất cao hơn so với gửi sổ tiền tiết kiệm trực tiếp tại quầy; dễ dàng theo dõi các thông tin của sổ tiết kiệm, có thể tất toán bất cứ lúc nào, không cần đến ngân hàng; hạn chế sử dụng tiền mặt;
Chú ý ngày đáo hạn và tất toán sổ tiết kiệm
Với bất kỳ một tài khoản tiết kiệm đều có ngày đáo hạn cố định được quy định rõ ràng. Vào ngày này, bạn có thể thực hiện tất toán và có thể nhận lại toàn bộ cả tiền gốc và lãi suất.
Cân nhắc dịch vụ và tiện ích đi kèm
Nhiều ngân hàng hiện nay với mong muốn thu hút thêm nhiều khách hàng đến gửi tiết kiệm đã mang đến nhiều lợi ích khi đăng ký tham gia ví dụ như: rút thăm trúng thưởng, nhận ngay quà tặng vật chất, nhận ngay gói bảo hiểm nhân thọ... Một số ngân hàng khuyến khích gửi tiết kiệm online vừa tiện lợi, an toàn mà còn hưởng lãi suất cao hơn. Do vậy, khách hàng nên tìm hiểu kỹ để hưởng những dịch vụ và khuyến mãi tối đa.