5 loại nước tự nhiên hỗ trợ làm tan sỏi thận, nhiều người chưa biết

18:13, Thứ bảy 24/05/2025

( PHUNUTODAY ) - Việc bổ sung đủ nước cho cơ thể làm một trong những yếu tố quan trọng giúp hỗ trợ làm làm tan sỏi thận, cải thiện chức năng thận.

Với người bị sỏi thận, uống đủ nước là một yếu tố quan trọng để thúc đẩy quá trình loại bỏ sỏi. Ngoài việc uống nước lọc, người bệnh có thể bổ sung thêm một số nước khác để hỗ trợ quá trình này.

Nước chanh

Nước chanh chứa nhiều vitamin C có tác dụng trong việc trong việc hòa tan các tinh thể canxi oxalat - một loại muối canxi có thể gây ra vấn đề sỏi thận. Vì vậy, nước chanh có thể giúp ngăn việc sỏi thận tăng kích thước. Uống nước chanh cũng giúp cung cấp nước cho cơ thể.

Theo một nghiên cứu của Trường Đại học Duke, Mỹ, thực hiện năm 2007 trên 32 người mắc sỏi thận cho thấy, tỷ lệ hình thành sỏi giảm từ 1 xuống 0,13 trong một năm khi người bệnh uống 2 lít nước với 100ml nước chanh/ngày.

Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng, nước chanh không phù hợp với người bị trào ngược dạ dày thực quản. Người bị bệnh này uống nhiều nước chanh sẽ khiến tình trạng trào ngược axit càng thêm nghiêm trọng.

Giấm táo

Thành phần chính của giấm táo là axit axetic. Đây là chất có tác dụng thải độc thận, làm tan sỏi thận, giảm đau do sỏi thận gây ra.

Theo một đánh giá dựa trên các nghiên cứu đi trước, việc sử dụng giấm với mức độ hợp lý có thể giúp giảm sự hình thành sỏi thận. Mỗi ngày có thể dùng khoảng 2 thìa giấm táo pha loãng với 170-220ml nước. Không sử dụng nhiều hơn 220ml nước giấm táo pha loãng/ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng giấm táo làm để trộn salad.

Sử dụng nhiều giấm táo có thể gây ra các vấn đề như đau họng, hỏng men răng, trào ngược axit dạ dày.

Lưu ý, người mắc bệnh tiểu đường cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng nước giấm táo. Trường hợp đang sử dụng thuốc điều trị bệnh cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Nước chanh, nước giấm táo pha loãng có thể hỗ trợ quá trình làm tan sỏi thận.
Nước chanh, nước giấm táo pha loãng có thể hỗ trợ quá trình làm tan sỏi thận.

Trà hibiscus

Trà hibiscus còn được gọi là trà bụp giấm, trà atiso đỏ chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp lợi tiểu. Nhờ đó, lượng nước và muối dư thừa được đẩy ra khỏi cơ thể thông qua đường nước tiểu. Nguy cơ hình thành sỏi thận cũng giảm.

Trong một nghiên cứu năm 2008 do trường Đại học Khon Kaen, Thái Lan, người ta tiến hành theo dõi sức khỏe của 9 người uống 1,5 gram trà hibiscus, uống 2 lần mỗi ngày và một nhóm đối chứng cũng gồm 9 người được sử dụng giả dược.

Sau 15 ngày, nhóm sử dụng trà hibiscus có lượng axit uric trong máu và bài tiết qua nước tiểu tốt hơn. Điều này cũng giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi thận.

Nước ép cần tây

Nhiều người sử dụng nước ép cần tây để giảm cân nhưng không biết rằng loại đồ uống này có thể hỗ trợ việc đào thải sỏi thận.

Trong một nghiên cứu người ta nhận thấy những bệnh nhân nữ bị sỏi thân thường ăn ít cần tây hơn so với những phụ nữ không bị sỏi thận. Một nghiên cứu khác trên chuột vào năm 2019 cho thấy chiết xuất của cây cần tây có khả năng phá vỡ các viên sỏi thận.

Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng cần tây cũng có thể tương tác với các loại thuốc điều trị hoặc phương pháp điều tị bệnh. Vì vậy, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi đưa cần tây vào sử dụng thường xuyên trong chế độ ăn uống.

Nước ép húng quế

Nước ép húng có có chứa axit axetic giúp ăn mòn sỏi thân. Ngoài ra, loại lá này còn có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm. Nhờ đó, nước lá húng quá có thể đẩy nhanh quá trình làm tan sỏi thận, vừa ngăn chặn tình trạng viêm đường tiết niệu do sỏi gây ra.

Bạn có thể sử dụng nước ép lá húng quế tươi hoặc dùng lá húng quế phơi khô để pha trà. Tuy nhiên, không sử dụng quá nhiều nước lá húng quế và không dùng liên tục trong thời gian dài vì nó có thể làm hạ đường huyết, hạ huyết áp.

Lưu ý, các loại nước nêu trên đều có tác dụng hỗ trợ làm tan sỏi thận. Tuy nhiên, không có loại nước nào có thể thay thế nước lọc. Vì vậy, bạn vẫn cần phải uống nước lọc mỗi ngày để ngăn ngừa hình thành sỏi thận, thúc đẩy quá trình làm tan sỏi thận, đẩy sỏi thận ra bên ngoài cơ thể. Người điều trị sỏi thận cũng cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ về việc dùng thuốc, điều chỉnh chế độ ăn và sinh hoạt để loại bỏ sỏi.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Nguyệt Tú
Từ khóa: Sỏi thận