5 ngành học nghe tên rất "kêu" nhưng ra trường 95% sinh viên thất nghiệp

( PHUNUTODAY ) - Trong số này, có rất nhiều ngành nghề 4 - 5 năm trước lọt “top” ngành nghề “hot” đầu vào cao ngất vậy mà bây giờ lại trở thành những ngành học có tỉ lệ thất nghiệp rất cao.

Ngành công nghệ môi trường

Công nghệ môi trường là một chuyên ngành có sự kết hợp đồng bộ cả hai yếu tố nghiên cứu và kỹ thuật. Học chuyên ngành này, bạn cần phải nắm vững các kiến thức chuyên môn bao gồm: công nghệ xử lý nước thải, xử lý khí thải, xử lý chất thải rắn thông qua các biện pháp sinh, lý, hoá học.

Empty

Tuy nhiên, với công tác bảo vệ môi trường còn yếu kém cũng như chưa được sự quan tâm, quản lý chặt chẽ của các cơ quan quản lý chuyên ngành nên doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng rất ít. Vì thế, không ít người tốt nghiệp ngành công nghệ môi trường phải chấp nhận cảnh thất nghiệp hoặc làm trái ngành nghề đào tạo.

Ngành Kế toán – Kiểm toán

Trong các đợt tuyển sinh vài năm trước đây, ngành Kế toán – Kiểm toán luôn có điểm chuẩn trúng tuyển đứng top đầu so với các chuyên ngành khác. Việc thu hút thí sinh của nhóm ngành này được lý giải bởi viễn cảnh về một công việc ổn định với mức lương hấp dẫn sau khi ra trường của các Kế toán - Kiểm toán viên.

Tuy nhiên, hiện nay, đây là một trong những nhóm ngành đang dư thừa lao động và cảnh báo vẫn còn dư thừa trong các năm tới. Theo khảo sát tại sàn giao dịch việc làm Hà Nội 6 tháng đầu năm 2016, Kế toán - Tài chính đứng đầu trong số các ngành được nhiều người tìm việc nhất.

Nói về nguyên nhân của sự dư thừa nhân lực nhóm ngành này, không thể không kể đến việc ồ ạt mở ngành của các trường đào tạo trong mấy năm trước. Hiện nay, cả nước vẫn có khoảng 200 trường ĐH, CĐ đào tạo chuyên ngành Kế toán, khiến hàng nghìn sinh viên thất nghiệp hoặc phải công tác trái ngành.

Ngành Tài chính - Ngân hàng

Theo bản tin thị trường lao động quý II/2016 được công bố bởi Viện Khoa học Lao động và Xã hội, số lượng tân cử nhân ngành Tài chính - Ngân hàng không có việc làm đúng chuyên ngành vẫn đang tiếp tục gia tăng. Cũng theo thống kê của Viện, trong năm 2015, có đến 12.000 tân cử nhân thất nghiệp trong tổng số khoảng 29.000 sinh viên tốt nghiệp ngành này. Ở thời điểm tháng 7-2017, tài chính trở thành nhóm ngành có nhiều người tìm việc nhất cả nước (21,9%), tiếp đến là Quản trị nhân sự (11,1%), Kế toán (10,5%)...

Bất chấp thực trạng trên, ngành Tài chính - Ngân hàng vẫn được tuyển sinh ở nhiều trường với số chỉ tiêu lớn, vượt trội so với các ngành đào tạo còn lại. Trong mùa tuyển sinh 2016, 2017, đây vẫn tiếp tục là ngành mũi nhọn với chỉ tiêu tuyển sinh không hề giảm của top trường kinh tế.

Empty

Dự báo trong thời gian tới, vấn đề tìm việc làm của sinh viên nhóm ngành này sẽ khá khó khăn và nguy cơ thất nghiệp vẫn là rất cao.

Ngành tiện ích công cộng

Hầu hết ở các trường Đại học ở Trung Quốc đều có chuyên ngành này. Tiện ích công cộng (thường chỉ là tiện ích) là một tổ chức duy trì cơ sở hạ tầng cho dịch vụ công cộng (thường cũng cung cấp dịch vụ sử dụng cơ sở hạ tầng đó). Các tiện ích công cộng phải tuân theo các hình thức kiểm soát và quy định công cộng, từ các nhóm dựa vào cộng đồng địa phương đến các độc quyền của chính phủ.

Nhưng với tình hình thực tế hiện nay của xã hội thì chuyên ngành này chưa thực sự cần thiết lắm, hầu như kiến thức chuyên môn đều không có gì và sinh viên cũng đặt ra câu hỏi: Học ngành này ra mình sẽ đảm nhiệm công việc nào?

Tuy nhiên, các nhà tuyển dụng và các công ty nhỏ lẻ vẫn đang cân nhắc cho các sinh viên học chuyên ngành này, nên các bạn có thể tranh thủ rèn luyện những kĩ năng cần thiết ở ngay tại trường bây giờ để tìm kiếm cho mình được công việc ổn định.

Ngành Quản trị kinh doanh

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập như hiện nay, khi nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực kinh tế tăng mạnh thì Quản trị kinh doanh được đánh giá là một ngành “hot” bởi quan niệm sinh viên ra trường ắt sẽ “có đất dụng võ”.

Điều này thể hiện rõ nét qua kết quả thống kê 3 năm gần đây của Bộ GD&ĐT. Theo đó, Quản trị kinh doanh là ngành chiếm thứ hạng cao nhất về số lượng hồ sơ đăng ký của thí sinh: trên 10% hồ sơ đăng kí mỗi năm! Chỉ tính riêng ở TP.HCM đã có hơn 40 trường ĐH, CĐ đào tạo ngành này, tương đương với số cử nhân Quản trị kinh doanh ra trường mỗi năm là trên 10.000 người.

Theo:  saigonthethao.thethaovanhoa.vn copy link