4 ngành học nghe tên rất 'kêu' nhưng cực khó xin việc, 2 nghề ra trường có việc ngay, lương khủng

( PHUNUTODAY ) - Khi lựa chọn nghề nghiệp các bạn trẻ cần xác định rõ nhu cầu của nghề như thế nào. Như vậy, khi tốt nghiệp mới không lo thất nghiệp, tốn thời gian, tiền của mấy năm học tập.

4 ngành học nghe tên sang chảnh nhưng cực khó xin việc

Mỹ thuật

Nhiều sinh viên chọn chuyên ngành mỹ thuật chỉ để trở thành một họa sĩ. Tuy nhiên, lý tưởng thì đẹp đẽ, thực tế đôi khi phũ phàng. Hàng năm, có hàng trăm nghìn sinh viên đại học được đào tạo bởi các học viện mỹ thuật các cấp, nhưng chỉ một số ít trong số họ có thể trở thành họa sĩ. Thậm chí thực sự trở thành một họa sĩ không có nghĩa là có thể tự nuôi sống bản thân. Nhiều sinh viên nghệ thuật chọn chuyển đổi nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp. Quá khó để thành công trong ngành nghệ thuật. Bạn không chỉ cần sự chăm chỉ, tài năng mà còn cần cả sự may mắn.

Kỹ thuật về môi trường

Con người ngày nay ngày càng ý thức hơn về việc bảo vệ môi trường, giá trị của ngành Kỹ thuật môi trường ngày càng trở nên nổi bật hơn nên nhiều sinh viên cũng lựa chọn ngành học này. Tuy nhiên, mặc dù công tác bảo vệ môi trường là rất quan trọng nhưng xét từ khía cạnh việc làm, sinh viên chuyên ngành này có rất ít cơ hội để lựa chọn.

1

Chuyên ngành Tâm lý học

Nhịp độ làm việc và cuộc sống của con người hiện đại ngày càng nhanh, các vấn đề tâm lý khác nhau nối tiếp nhau xuất hiện, chính vì vậy triển vọng của Tâm lý học đang dần trở nên lạc quan. Tâm lý học chắc chắn có một vai trò nào đó, nhưng không có nhiều công việc tâm lý học phù hợp trên thị trường hiện tại.

Dù nhiều người mắc bệnh tâm thần nhưng họ rất ngại mở lòng với bác sĩ tâm lý. Hơn nữa, các tiêu chuẩn tâm lý học không đồng nhất, cùng một phương pháp tâm lý học nhưng lại có tác dụng khác nhau, điều này quả thực dễ khiến người ta có vấn đề tâm lý không tin tưởng, từ đó ảnh hưởng đến thị trường việc làm của nghề này.

Chuyên ngành Lịch sử

Nhiều người quan tâm đến việc khám phá lịch sử. Tuy nhiên, có hứng thú là một chuyện, thực sự dựa vào chuyên ngành Lịch sử để tìm việc là rất khó. Đặc biệt nếu bạn tốt nghiệp đại học, về cơ bản rất khó tìm được việc làm với mức độ phù hợp cao hơn. Nghiên cứu lịch sử là một việc làm đầy khó khăn, thách thức. Đặc biệt, trong thời buổi khó khăn như hiện nay, không ít cử nhân thạc sĩ cũng buộc phải làm các công việc khác để mưu sinh bởi vì không có việc làm, thất nghiệp quá nhiều.

2 ngành hot dễ xin việc nhất hiện nay

Ngành Marketing online

Cùng với sự bùng nổ của ngành công nghệ thông tin của các ông lớn hiện như Google, Facebook nhu cầu tiếp thị trực tuyến càng phát triển mạnh.

Hiện nay những công ty quảng cáo, truyền thông tại Việt Nam đang ngày càng nhiều. Những xu hướng thay đổi kinh tế cũng như cách mà các nhà đầu tư đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng cũng ngày một khác để có thể cạnh tranh với nhiều đối thủ.

2

Vì vậy những công ty ấy cần phải có một đội ngũ chuyên tiếp xúc với khách hàng, có những sáng tạo để tiêu thụ được sản phẩm. Ngành học Marketing đã và đang làm thỏa mãn những yêu cầu trên của các công ty. Quan trọng không kém là mức đãi ngộ của các công ty ấy thường rất cao tùy vào quy mô của công ty lớn hay nhỏ.

Không những vậy xu thế hòa nhập toàn cầu đang rất nóng nên ngành marketing chính là ngành dễ xin việc nhất hiện nay. Với những yêu cầu về trình độ tiếng Anh và những kĩ năng cơ bản bạn hoàn toàn có thể tìm cho mình một công việc ưng ý.

Kĩ sư phần mềm

Trong những năm gần đây, “độ nóng” của ngành Công nghệ thông tin (CNTT) không còn như trước, nhưng không có nghĩa là ngành CNTT không còn sức hấp dẫn nữa. Lập trình phần mềm còn được đánh giá là một trong số ít nghề có khả năng “miễn dịch” với khủng hoảng kinh tế hiện nay.

Theo hãng tin CNBC đánh giá: “Bất kể suy thoái kinh tế có xảy ra hay không, nhìn chung những lập trình viên máy tính chịu rất ít tác động.

Chỉ cần máy tính là tâm điểm trong đời sống công việc và sinh hoạt của mọi người thì đất dụng võ của Kỹ sư phần mềm vẫn còn, bất chấp tình hình kinh tế”. Tại Việt Nam, mức lương mà các kỹ sư phần mềm nhận được cũng khá cao so với các ngành nghề khác là từ 1.000 – 1.500 USD/tháng. Với những người ở vị trí giám sát, mức lương từ 3.000 USD hay 4.000 USD/tháng. Ngoài ra, những kỹ sư viết chương trình phần mềm đơn giản có thu nhập mỗi tháng khoảng từ 800 – 900 USD hay 1.200 USD.

Theo:  saigonthethao.thethaovanhoa.vn copy link