Cho bé ăn dặm quá sớm
Nhiều bà mẹ thường sơ sữa không đủ chất dinh dưỡng dành cho bé nên cho con ăn dặm khá sớm. Nhưng theo như khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng thì trẻ từ 6 tháng trở lên mới nên cho ăn dặm. Bởi giai đoạn này là giai đoạn cần thiết để cho bé tập làm quen với loại thức ăn mới ngoài sữa của mẹ.
Các bà mẹ cho con ăn dặm quá sớm từ lúc 4 tháng khi đó dạ dày của trẻ còn quá non nớt khiến cho bé dễ bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa tệ hơn nữa là sẽ khiến bé chán ăn, bỏ ăn, chậm lớn.
Cho con ăn quá nhiều đạm
Trong thời gian bé đang tập làm quen với những món ăn mới mẹ đừng cung cấp quá nhiều đạm cho con. Bởi khi trẻ ăn quá nhiều đạm trẻ cũng chưa hấp thụ được khiến dạ dày và bộ máy tiêu hóa non nớt của trẻ bị quá tải khiến trẻ bị suy dinh dưỡng
Ngoài ra, nhiều mẹ còn bớt lượng sữa đi vì sợ con quá no, không thể ăn được cháo, bột nữa để bé chắc người và không bị béo bệu. Nhưng trên thực tế thì với những trẻ dưới 1 tuổi sữa chính là món ăn quen thuộc và cần thiết.
Nghiền hoặc lọc đồ ăn quá kỹ
Nhiều mẹ thương con nên sợ bé bị hóc khi ăn to, mẹ thường có thói quen nghiền bột, xay giã thật kỹ các loại thức ăn để bé ăn không bị nôn trớ. Những việc lộc đồ ăn thật kỹ này sẽ ảnh hưởng tới khả năng nhai của bé. Bên cạnh đó, khi trẻ không nhai thì dạ dày không tiết ra dịch vị khiến trẻ muốn ăn và thèm ăn.
Chỉ dùng nước xương
Trong thời kỳ cho trẻ ăn dặm không ít bà mẹ cho rằng ninh xương lấy nước để nấu cho bé sẽ cung cấp lượng canxi giúp xương bé cứng cáp và nhanh biết đi hơn, nhưng việc này sẽ khiến cho trẻ bị thiếu chất bởi trong xương hầm không có đủ dinh dưỡng cần thiết cho một em bé. Bạn nên cho con mình ăn thêm tôm, cua, rau củ…
Các bữa ăn kéo dài quá
Trẻ nhỏ thường ăn rất lâu và bữa ăn kéo dài cả tiếng đồng hồ. Điều này không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ bởi khi ăn quá lâu trẻ sẽ cảm thấy đầy bụng, không muốn ăn thêm nữa. Các mẹ nên tập trung cho con ăn trong khoảng 30 phút, sau 30 phút, dù bé ăn được nhiều hay ít cũng không nên tiếp tục ép con ăn nữa.