Trẻ nhỏ nói nhiều, biểu hiện của tư duy nhanh
Trẻ nhỏ là giai đoạn học hỏi và nạp vào đầu óc những thứ mới lạ. Bởi thế trẻ có nhiều thắc mắc cần nói cần hỏi nhiều hơn. Thế nên cha mẹ đừng vì thấy con nói nhiều hỏi nhiều mà cáu gắt mà cấm đoán mà chỉnh đốn.
Trẻ càng hỏi càng thắc mắc chứng tỏ tư duy càng phát triển mạnh. Trẻ tò mò, khao khát học hỏi, mỗi câu hỏi đều là dấu ấn cho thấy chúng muốn khám phá thế giới. Cha mẹ cần hiểu giai đoạn ở trẻ để đồng hành cùng con hỗ trợ con khám phá thế giới tốt hơn.
Trẻ nghịch ngợm tò mò
Không nghịch không phải trẻ nhỏ. Những trò nghịch chính là giúp trẻ khám phá thế giới. Bởi thế chúng nhảy nhót, tìm hiểu, tháo dỡ đồ chơi...Bạn đừng cho rằng trẻ hư. Sự hiếu động này có thể là biểu hiện về nhu cầu phát triển hệ thần kinh của trẻ. Thông qua vận động trẻ phát triển từng ngày. Thế nên cha mẹ hãy chú ý tạo môi trường tốt cho con để không gây tai nạn nguy hiểm cho trẻ, còn đừng ngăn cấm trẻ. Hơn nữa cha mẹ đồng hành khi con có những hành vi chưa đúng như nghịch ác kiểu như đánh chó đánh mèo, hành hạ búp bê...
Trẻ trốn ngủ trưa
Không phải em bé nào cũng thích ngủ trưa. Em bé lớn hơn có thể trốn ngủ trưa. Đó là vì trẻ có nhu cầu khám phá. Nếu trẻ ngủ ngon vào ban đêm, có giờ giấc sinh hoạt đều đặn, việc không ngủ trưa cũng không đáng lo ngại. Do đó nếu trẻ không ngủ trưa, cha mẹ không cần ép nhưng tránh không để trẻ ra nắng. Cha mẹ nên có những điều chỉnh lịch sinh hoạt hợp với bé, để bé có thú vui phù hợp buổi trưa thay vì đi ngủ.
Trẻ không ngồi yên trên bàn ăn
Giờ ăn rất tế nhị nên trẻ không ngồi yên có thê gây khó chịu. Tuy nhiên nhiều trẻ không ngồi yên vì chúng cần khám phá, nhất là khi có món ăn lạ. Cha mẹ chỉ cần dạy con những quy tắc cơ bản về ăn uống nhưng đừng bắt trẻ nhỏ mà cũng có thể ngồi yên được như người lớn. Thay vì trách mắng chê bai, hãy giải thích cho trẻ về việc ăn uống lịch sự và lễ phép, không bới đồ ăn, không hất thức ăn...
Trẻ hay khóc: Giải tỏa cảm xúc
Trẻ nhỏ không giống người lớn là kìm chế khóc. Thế nên trẻ trai hay gái thì chúng đều khóc. Trẻ hay khóc không có nghĩa là chúng không dũng cảm, mà là chúng có khả năng cảm nhận cảm xúc mạnh mẽ hơn, nhạy cảm hơn so với những đứa trẻ khác.
Do đó thay vì dạy trẻ không được khóc, cha mẹ nên quan sát đồng hành hiểu cảm xúc của con. Khuyến khích con khóc khi cần thiết. Cha mẹ hãy vỗ về an ủi con. Đồng thời, cha mẹ cũng có thể dạy trẻ cách diễn tả cảm xúc bằng lời nói, để chúng có thể tự điều chỉnh cảm xúc của mình tốt hơn chứ không phải thường xuyên ra những câu lệnh như cấm trẻ khóc, chê bai việc khóc là yếu đuối là đớn hèn...