Thời gian thai kỳ là khoảng thời gian mẹ bầu cần chú ý nhất. Không chỉ chú ý đến những biểu hiện của thai nhi mà cũng cần chú ý những dấu hiệu từ bản thân mình để biết thai nhi có thực sự khỏe mạnh trong bụng bạn hay không nhé.
1- Quá trình tăng cân
Tăng cân ở phụ nữ mang thai là một trong những biểu hiện trực quan nhất, nếu người phụ nữ mang thai đạt đến tam cá nguyệt thứ ba, cân nặng sẽ tăng đều cho thấy thai nhi đang phát triển bình thường.
Một số bà mẹ mang thai không thay đổi cân nặng của họ trong tam cá nguyệt thứ ba, thậm chí một số người đã giảm cân. Điều này có thể là do suy dinh dưỡng, hoặc gặp bất thường trong quá trình phát triển của thai nhi.
Tại thời điểm này, các bà mẹ mang thai không cần kiêng kỵ quá nhiều mà phải chú ý đến việc cân bằng dinh dưỡng giúp mẹ khỏe con khỏe.
2- Ngực tiết sữa kèm theo đau bụng
Trong giai đoạn đầu hoặc những tháng cuối của thai kỳ, nhiều mẹ bầu thấy một chút sữa tiết ra từ núm ti. Đây là hiện tượng bình thường của thai kỳ.
Nếu hiện tượng tiết sữa này có kèm theo đau bụng hay chảy máu âm đạo thì mẹ bầu phải thận trọng, đặc biệt là những mẹ đã có tiền sử sảy thai. Đây có thể là dấu hiệu mẹ bị prolactin cao. Tình trạng rối loạn nội tiết tố này có thể tác động đến chức năng của nhau thai, ngăn cản sự phát triển của thai nhi.
3- Đau thắt vùng bụng dưới
Khi mang thai, ở những tháng đầu thai kỳ nếu mẹ bầu thấy đau lâm râm bụng dưới thì hoàn toàn không đáng lo ngại.
Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bất ngờ bị đau thắt vùng bụng dưới, kèm với dấu hiệu ra máu, đau lưng nặng có thể là dấu hiệu em bé trong bụng mẹ đang vô cùng nguy hiểm. Nếu những cơn co thắt mạnh thì có thể là tử cung đang đẩy em bé ra ngoài.
4- Chiều cao và chu vi bụng
Tại thời điểm mang thai, bác sĩ sẽ đo chiều cao và chu vi bụng. 2 dữ liệu có thể được sử dụng để đánh giá gián tiếp trọng lượng của thai nhi. Khi số lượng tuần của thai kỳ thay đổi, thai nhi cũng sẽ dần phát triển lớn hơn. Điều này đồng nghĩa với việc chu vi và chiều cao của bụng sẽ tăng rõ rệt, ngược lại nếu không có thay đổi khả năng cao thai nhi chậm phát triển.
5- Ngứa da
Trong suốt thai kỳ, một số phụ nữ mang thai có thể có triệu chứng ngứa, điều đó là bình thường. Tuy nhiên, nếu triệu chứng ngứa lan rộng trên cơ thể, đặc biệt là ở vùng bụng và lòng bàn tay, ngón chân bị ngứa nhiều hơn, cộng thêm vàng da nhẹ thì cần xét nghiệm chức năng gan. Đây có thể được chẩn đoán là hội chứng ứ mật intrahepatic và bệnh dẫn đến ngạt thai, sinh non, thai chết lưu, mẹ xuất huyết sau sinh…
6- Thai nhi chuyển động bất thường
Các mẹ bầu khi mang thai sẽ cảm nhận được sự chuyển động của con. Tuy nhiên, tùy vào thời điểm, bé có thể chuyển động nhiều hay ít, nhẹ nhàng hay mạnh mẽ.
Tuy nhiên, nếu mẹ thấy đột nhiên bé im lặng hoặc chuyển động mạnh mẽ và liên tục hơn bình thường thì đó là dấu hiệu cảnh báo tình trạng bé bị thiếu oxy hoặc bé có điều gì bất ổn. Lúc này mẹ hãy đi kiểm tra ngay nhé.
Nếu gặp 1 trong những dấu hiệu trên, mẹ bầu phải lập tức đi đến sở y tế để kiểm tra ngay nhé!