Bổ gan
Củ sen có chứa tanin – một chất làm se có tác dụng bảo vệ gan. Các nghiên cứu cho thấy, chất tamin trong củ sen giúp cải thiện các bệnh về gan như: bệnh phì đại gan, gan nhiễm mỡ không do rượu...
An thần
Trong củ sen có chứa pyridoxine là một thành phần quan trọng của các vitamin B –complex, có thể tương tác trực tiếp với các thụ thể thần kinh trong não giúp kiểm soát đau đầu, căng thẳng và tâm trạng bất an, khó chịu.
Chống oxy hóa
Một chế độ dinh dưỡng chứa nhiều chất chống oxy hóa sẽ giúp chống lại những tổn thương do các gốc tự do gây ra, từ đó ngăn chặn các căn bệnh chết người như ung thư. Và củ sen chính là một trong những thực phẩm có thể giúp bồi đắp lượng dự trữ các chất chống oxy hóa trong cơ thể.
Ngăn ngừa ung thư
Vitamin C có trong củ sen giúp bảo tồn cấu trúc ADN và làm giảm các bất thường liên quan đến các tế bào bị đột biến dẫn đến ung thư. Vì vậy, tiêu thụ củ sen là một cách giúp ngăn ngừa ung thư.
Thúc đẩy sức khỏe tim
Củ sen chứa pyridoxine giúp giảm mức homocysteine. Nếu mức homocysteine này tăng cao sẽ dẫn đến nguy cơ đau tim. Ngoài ra, kali và chất xơ giúp loại bỏ cholesterol trong máu.
Cải thiện sức khỏe của não
Củ sen chứa vitamin B6 giúp duy trì sức khỏe tinh thần tốt bằng cách điều chỉnh tâm trạng. Nó cũng giúp kiểm soát căng thẳng và làm dịu cơn đau đầu.
Nguyên tắc chọn và chế biến củ sen
Khi chọn mua củ sen, nên chọn loại có vỏ ngoài màu vàng sẫm, phần thịt dày, trắng. Không nên chọn loại đã biến màu, thịt khô và có mùi lạ.
Củ sen nếu chưa chế biến ngay thì nên để nguyên củ, bảo quản ở nơi thoáng mát.
Sau khi gọt lớp vỏ bên ngoài, củ sen thường bị sẫm màu, vì vậy phải ngâm vào nước lạnh có pha giấm khoảng 5 – 10 phút, sau đó tráng qua nước lạnh để giữ được màu trắng và độ giòn.
Không dùng chảo sắt để luộc chế biến củ sen để tránh bị thâm đen. Trong lúc xào củ sen, có thể thêm chút nước chanh để món ăn giữ được màu tươi sáng.